LÊ THIẾU NHƠN

LÊ THIẾU NHƠN LÊ THIẾU NHƠN
Văn Nghệ Quân Đội tổ chức cuộc thi truyện ngắn 2013-2014
Văn Nghệ Quân Đội tổ chức cuộc thi truyện ngắn 2013-2014

  Tạp chí Văn nghệ Quân đội chính thức phát động cuộc thi Truyện ngắn 2013-2014. Đây là một trong những hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (1944 - 2014). Dưới đây là Thể lệ cuộc thi.   1. Nội dung: Không hạn chế đề tài. Ưu tiên những tác phẩm viết trực diện về chiến tranh cách mạng, lực lượng vũ trang và người chiến sĩ, đặc biệt là trong thời bình ở nơi khó khăn, hiểm nguy, biên giới, hải đảo... Chấp nhận mọi phong cách sáng tác truyền thống hay hiện đại, khuyến khích các tìm tòi, thể nghiệm mới, lành mạnh. 2. Đối tượng dự thi: Tất cả các công dân Việt Nam trong và ngoài nước, người Việt Nam ở nước ngoài.

Ngày Thơ Buồn
Ngày Thơ Buồn

Trái ngược với sự nồng nhiệt của người yêu thơ lại là sự vắng vẻ của khách tham quan. Cũng chẳng thể trách được, ngoài thông tin trên báo chí, hầu như chẳng còn gì để cho người dân TPHCM biết có ngày thơ đang được tổ chức. Tại Cung Văn hóa Lao Động, dù bên trong là ngày hội thơ thì bên ngoài không một chiếc băng rôn thông báo, không một lá cờ thơ, chẳng có gì cả. Thậm chí ở cả hai cổng ngoài hai băng rôn chào mừng giải quần vợt của các y bác sĩ, chẳng có một dòng chữ nào cho ngày thơ. Với sự thiếu quan tâm như thế, chẳng có gì lạ khi ngày thơ hầu như chỉ toàn những người tổ chức, khách tham quan vắng đến buốt lòng. Đêm biểu diễn thơ chỉ có chưa đến 50 khách ngồi xem, mà đó là toàn gia đình, người quen của các nhà thơ. Thậm chí, ngay bên cạnh khu vực trình bày gian thơ, lều thơ là sân khấu múa rối nước Rồng Vàng với rất nhiều du khách quốc tế, nhiều người cũng tò mò ghé thăm các gian thơ nhưng do không biết trước, cũng chẳng có sự chuẩn bị nào nên du khách chẳng hiểu gì nên đành bỏ

NGUYỄN VŨ TIỀM tìm thơ hay thế kỷ mới
NGUYỄN VŨ TIỀM tìm thơ hay thế kỷ mới

Sự chuyển động rầm rộ của thi đàn Việt Nam ở đầu thế kỷ 21, ta thấy có nhiều nét tương đồng với thơ Việt ở đầu thế kỷ 20. Tương đồng ở sự chuyển từ cũ sang mới; từ quen sang lạ; từ dễ sang khó; từ mượt mà êm ái sang gồ ghề khúc khuỷu; từ dễ đọc dễ thuộc, dễ ngâm ngợi sang suy ngẫm liên tưởng sâu xa, minh triết… đặc biệt nhất là những đổi thay về thi pháp nghệ thuật…   Thơ Việt Nam thế kỷ 21 tiếp nối dòng chảy của các thế kỷ trước nhưng có nhiều mới lạ. Mới lạ đến ngỡ ngàng, gây nhiều tranh cãi quyết liệt, nhiều sự đánh giá ngược chiều nhau. Nhất là thời đại thông tin hiện nay, báo mạng phong phú và cực kỳ nhanh nhạy, những cuộc tranh cãi nhiều lúc làm cho bầu không khí văn chương sôi sùng sục. Nhiều trường hợp không giữ được bình tĩnh, một số bạn đã quá nặng lời (có cả mạnh tay) với đồng nghiệp. Cuộc “chuyển giao thế kỷ ngoạn mục” trên thi đàn Việt đang diễn ra!

Đi giữa trời cao đất rộng
Đi giữa trời cao đất rộng

Nhà phê bình mỹ thuật Nguyễn Quân suy tư: "Đi là học-hiểu và-hành động. Đi là cá nhân hóa, “người hóa” một không gian, một thời gian và thu lượm một khối hiểu biết. Đi một ngày đàng / học một sàng khôn. Đi học - du học là cách thức canh tân nhanh mạnh đúng đắn nhất. Thâu tóm được tri thức càng sâu rộng từ càng nhiều nguồn thì càng  mạnh mẽ uy lực và hạnh phúc. Từ thời Khai sáng khi người ta đặt cược hy vọng, và số mệnh, vào trí tuệ cá nhân thì đi/du học càng thành chiến lược cá nhân và quốc gia. Đến  thời toàn cầu hóa thì sự đi học này dường như trở nên “bắt buộc”. Goethe nói: Phải đến quê người để biết quê mình đẹp. Phải học ngoại ngữ mới biết tiếng mẹ hay. Chả nên tự ái nếu thực tế Việt Nam mấy thập niên qua cho thấy không du học “đố mày làm nên”!

THI CA teo tóp vì kinh tế khó khăn
THI CA teo tóp vì kinh tế khó khăn

Muốn tổ chức một Ngày Thơ Việt Nam cho đàng hoàng mà kinh phí chỉ có vài chục triệu trong bối cảnh giá cả đắt đỏ như hiện nay, thì quả là cuộc chơi của những kẻ giàu trí tưởng bở. Số tiền tương đương một cái iphone 5 làm trang sức vặt cho các chân dài váy ngắn, mà muốn đánh thức tình yêu thi ca của một vùng đất ư? Nếu chỉ đầu tư như vậy, thì Ngày Thơ Việt Nam thay vì đề cao nhà thơ như những quý tộc tinh thần của cộng đồng, lại biến nhà thơ thành biểu tượng lúng túng và vụng về như lực cản mệt mỏi của xã hội. Ngày Thơ Việt Nam đầu tiên, Ủy viên Bộ Chính trị - Phó Chủ tịch Quốc hội Trương Quang Được đến đánh trống khai hội, còn năm nay lãnh đạo nào tỏ thái độ ủng hộ thi ca? Thật trớ trêu, khi một cán bộ xã bình thường đi dự hội nghị cũng có phong bì thù lao, còn một nhà thơ lão thành đi dự Ngày Thơ Việt Nam phải tự xoay xở tiền… xe ôm!

DI LI với Adam & Eva
DI LI với Adam & Eva

Phải nói không giấu diếm, Di Li đã tỏ ra hiểu sành sõi và cảm nhận lịch lãm về phẩm chất, tính cách, tính nết, tâm tính của giới. Với người phụ nữ, họ đòi hỏi người đàn ông của mình như thế nào? “Thưa ông Noel, chắc ông ngạc nhiên hỏi con muốn gì? Con chỉ muốn ông hóa phép cho chàng hoàng tử của con thật tỏa sáng như chàng trai Tháng Giêng, thông minh như chàng trai Tháng Hai, giàu có như chàng trai Tháng Ba, lãng mạn và tài hoa như chàng trai Tháng Tư, mạnh mẽ như chàng trai Tháng Năm và yêu con như chàng trai Tháng Chạp. Giáng sinh năm nay, con chỉ có một điều ước giản đơn như mọi cô gái khác trên đời vậy thôi”. Điều ước đó, đơn giản ư? Và phải là đàn bà mới có thể viết được: “Hơn nữa, tôi thấy chính đàn ông mới là khổ chứ không phải phụ nữ khổ. Ngay cả điều mà phụ nữ thường cho mình là khổ nhất thì cũng chỉ khổ so với các công việc khác chứ so với đàn ông vẫn muôn phần sung sướng hơn, ấy là cái việc chỉ có phụ nữ làm được: Sinh ra một đứa bé”.

Vì sao giải thưởng Hội Nhà Văn thường gây cãi cọ ?
Vì sao giải thưởng Hội Nhà Văn thường gây cãi cọ ?

Góc nhìn của Nguyễn Ngọc Tư: "Một cuốn sách không cần đến giải thưởng của Hội xác nhận hay thì nó mới hay. Bằng chứng là nhiều cuốn Hội đã từng xác nhận hay mà có ai biết tới đâu. Thành viên của các hội đồng này không phải là những người viết giỏi nhất, ngay cả sáng tạo giỏi nhất chưa chắc thẩm định giỏi nhất cho nhiều phong cách viết trong gần hai trăm tác phẩm tham dự giải. Mà hơn hết, họ không phải là máy. Nhằm hôm bị vợ chửi mà đọc tác phẩm xét giải gặp đúng câu chửi đó, mất cảm tình ngay. Một thực tế ở Hội nhà văn là người giỏi không chịu vào Hội đồng hay Ban chấp hành, họ chỉ muốn chuyên tâm viết. Những người vào đội ngũ thì chưa chắc là tiêu biểu. Cách xét giải không khoa học, tồn tại những cuộc dàn xếp, đi đêm... năm nào mà chẳng ong ve. Những giải thưởng của Hội nhà văn phần lớn rơi vào quên lãng, xa lạ với độc giả, điều mà Hội nhà văn vẫn thường tự biện hộ như là không thỏa hiệp với đám đông".

Thành Phố không Đi Vắng
Thành Phố không Đi Vắng

Ai đã từng quen với một Nguyễn Thị Thu Huệ sắc sảo mà đằm thắm, dữ dội mà nồng say với những trang viết đậm đà nữ tính, chắc sẽ thật khó để nhận ra vẫn Thu Huệ ấy trong Thành phố đi vắng , tập truyện ngắn mới nhất của chị. Trở lại sau mươi năm bền bỉ sáng tạo mà không ra tập, Nguyễn Thị Thu Huệ trình hiện một diện mạo khác, với cái nhìn nghệ thuật mới mẻ, sắc lạnh trong từng thụ cảm đời sống. Không còn là các vấn đề của phụ nữ, tình yêu, lòng người, rất nhiều truyện trong tập truyện mới này đã chú tâm khai thác các vấn đề của đời sống đô thị đương đại. Và chính ở chỗ ấy, Nguyễn Thị Thu Huệ đã đem đến cho người đọc một tham chiếu thực sự đáng kể, không chỉ trong những tiếp cận nghệ thuật, mà còn trong chính việc tiếp cận với đời sống đô thị đang vây bọc chúng ta hằng ngày.

Có một đất nước của TRẦN VÀNG SAO
Có một đất nước của TRẦN VÀNG SAO

Trần Vàng Sao là một người yêu nước. Điều này dễ dàng khẳng định cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, nghĩa trực tiếp lẫn gián tiếp, không chỉ bởi lẽ anh đã chọn bút danh là Trần Vàng Sao, là tác giả của "Bài thơ của một người yêu nước mình", mà còn chủ yếu là ở thế giới hình tượng nghệ thuật và thi trình của anh gắn liền với vận mệnh của đất nước và số phận của nhân dân. Với một quan niệm nghệ thuật thấm đẫm những ưu tư của đời sống và tư duy nghệ thuật dường như lúc nào cũng "trục trặc" như chính cuộc sống của người sinh ra nó, đã tạo cho thế giới nghệ thuật của anh, những đặc điểm riêng.

NGUYỄN BẮC SƠN kỳ nhân ngang tàng một thuở
NGUYỄN BẮC SƠN kỳ nhân ngang tàng một thuở

N ghe nói ông thường lang thang đây đó, trong thành phố hay bên bờ biển, hàng dương. Những câu thơ trỗi dậy bất ngờ, tưởng như trên trời đậu trên vai ông. Ông ghi lại rồi cho lại bạn bè, hay đổi lấy rượu uống. Thế là ông say. Ông đọc thơ, vừa đọc vừa ứa nước mắt, ngất ngưởng trở về nhà khi trời đã tối. Chính vì thế mà thơ ông bị thất lạc và có nhiều dị bản trong dân gian. Nhưng người đời lại không thể quên ông là một nhà thơ phản chiến trước năm 1975, khi còn cầm súng ở miền   Nam , phía bên kia chiến tuyến, qua tập thơ  “ Chiến tranh Việt   Nam   và tôi”   (NXB Đồng Dao, Sài Gòn, năm 1972). Một giọng thơ ngang tàng, độc đáo và thật kỳ dị, nhưng lại chan chứa tình đời. Đó là nhà thơ Nguyễn Bắc Sơn.

Tao Đàn cóc nhái ngày xuân
Tao Đàn cóc nhái ngày xuân

Ở vương quốc Đầm Lầy, gần như ai cũng biết làm thơ. Nòng nọc làm thơ kiểu… cụt đuôi, nhái bén làm thơ kiểu… lúc xanh lúc vàng do màu da quy định, cóc cọt làm thơ kiểu… ọt ọt do tiếng kêu v.v.. Chính vì nhà nhà làm thơ, người người mần thơ với một lực lượng hùng hậu được trang bị “thơ tận răng” như thế, Đầm Lầy xứng đáng là cường quốc thơ chứ còn gì nữa?! Một số vị giáo sư cóc, tiến sĩ nhái, nhà phê bình ễnh ương ăn lương của vương quốc còn viện dẫn về truyền thống thơ ca qua mấy mùa mưa của Đầm Lầy trong các cuộc hội thảo thơ, hội nghị ca. Dù nước trong đầm lầy lúc đầy lúc cạn nhưng thơ ở vương quốc này chưa bao giờ vơi. Toàn là những lý do “chân chính đáng” để Đầm Lầy trở thành cường quốc thơ ca thế giới.

Ai đủ sức viết Diễn từ Nobel ?
Ai đủ sức viết Diễn từ Nobel ?

Càng mở cửa hội nhập, văn chương Việt Nam càng bộc lộ sự kém cỏi. Trung Quốc không phải buông lỏng kiểm duyệt, nhưng vẫn có những tác phẩm chống tham nhũng gay gắt như “Bí thư tỉnh ủy”, “Tiểu nhân đắc chí” hay “Đoàn xe cơ quan”, còn văn học nước ta mới đụng đến… chủ tịch huyện thì người viết đã xanh mặt sợ hãi. Phải sòng phẳng thú nhận với nhau: nhà văn chúng ta bé gan ít tài, loanh quanh viết vài thứ vuốt ve và mơn trớn hòng kiếm chút nhuận bút còm, chút danh vọng còm. Ngay cả những hội thảo văn chương cũng toàn ngôn ngữ thánh thoát ca ngợi lẫn nhau để cùng mưu cầu “được hàng tôi trôi hàng bà” mà vắng bóng sự thẳng thắn tối thiểu của người cầm bút. Phẩm cách như vậy thì tài năng làm sao phát triển được?  Tài năng thiên bẩm đã khiêm tốn mà còn bị thui chột bởi trăm thứ vặt vãnh, thì tác phẩm lớn chỉ có trong giấc mơ kỳ vĩ và bí mật nào đó!

THANH TÙNG chùm thơ tất niên
THANH TÙNG chùm thơ tất niên

Đã có biển trong tôi trước khi đến biển Tôi đã đập muôn nghìn con sóng Vỡ ra lướt thướt ở muôn nơi Mặn từng trái tim đến từng hạt cát ứa máu ra nơi cạnh sắc bãi bờ biển gọi tôi thành sóng tiếng chúng ta say lên chất ngất hủy bỏ tận cùng im lặng cho tôi là biển kéo dài

NGUYỄN QUANG THIỀU giáp Tết bỗng thương môi trường thiên nhiên
NGUYỄN QUANG THIỀU giáp Tết bỗng thương môi trường thiên nhiên

Ngay ở giữa Hà Nội, những cây sưa với những mùa hoa tuyệt đẹp bị đốn hạ bằng mọi lý do của ngay cả những đơn vị quản lý cây xanh. Những hồ nước và những công viên tuyệt đẹp bị bức tử. Những di tích lịch sử và văn hoá bị các cá nhân và các tập đoàn phá vỡ cảnh quan hoặc lấn chiếm bởi những công trình xây dựng của mình. Tôi cam đoan rằng: nếu chính quyền đồng ý thì sẽ có không ít tập đoàn hồ hởi và sẵn sàng phá chùa Trần Quốc hay Tháp Rùa ngay lập tức để xây khách sạn năm, bảy sao gì đấy. Nhận định này của tôi bắt nguồn từ những gì họ đã làm và những gì mà báo chí đã từng lên tiếng nhiều năm trở lại đây. Việc thi nhau chặt những cây đào rừng, đào núi một cách vô tội vạ vì lợi ích và thói hưởng thụ cá nhân không ảnh hưởng gì đến an ninh quốc gia hay nền kinh tế nước nhà. Nhưng nó đồng nghĩa với một lối sống thiếu giáo dục và phi văn hoá đang mỗi ngày một lan rộng.

Điện ảnh Việt lấy sức bật gì bước vào năm mới 2013 ?
Điện ảnh Việt lấy sức bật gì bước vào năm mới 2013 ?

Điện ảnh năm 2011 để lại hai “dư chấn” cho Điện ảnh năm 2012. Dư chấn thứ nhất là vụ xếp 3 bộ phim “ Hotboy…”, “ Vũ điệu đam mê” và “Mùi cỏ cháy” (bộ phim nói về sự hy sinh của thế hệ trẻ Hà nội tại thành cổ Quảng trị năm 1972) cùng sóng hàng nhận Giải Bạc tại LHP Bông Sen Vàng diễn ra tại TP Tuy Hòa cuối năm 2011. Dư chấn thứ 2 là vụ Cục Điện ảnh làm thất thoát 40 tỷ đồng mà cho đến tận hôm nay số tiền đó cùng tên tuổi một thời lừng lẫy của hai ông Cục trưởng, Cục phó- theo phép “mờ chồng” nghề làm phim thường sử dụng- coi như đã thuộc về …ngày hôm qua! Anh chị em nghệ sỹ điện ảnh xưa nay quen tùng tiệm với cuộc sống “ giật gấu và vai” nổi cơn xung thiên trước khoản vốn liếng không cánh mà bay này. Người ngoài cuộc thì bấm  bụng cười thầm: 40 tỷ thôi à? Là thứ tôm tép, mảy tấm so với thất thoát của những Vinashin, Vinaline. Hèn chi ngành điện ảnh xứ mình èo uột, sống dở chết dở là phải!

TRẦN KIM TRẮC và Sài Gòn Đắc Địa
TRẦN KIM TRẮC và Sài Gòn Đắc Địa

Gần 20 năm rời xa công việc sáng tác, Trần Kim Trắc ngỡ có thể sống cần mẫn suốt đời như bao người nông dân đồng hương Chợ Gạo – Tiền Giang của mình. Thế nhưng, chữ nghĩa như một cái nghiệp đeo đẳng, Trần Kim Trắc túc tắc viết lại. Những trang văn chắt chiu từ sự từng trải và sự suy nghiệm của ông khiến độc giả bao phen thích thú và đồng nghiệp cũng lắm phen giật mình. Hai tập truyện ngắn “Ông Thiềm Thừ” và “Hoàng đế ướt long bào” thể hiện đầy đủ phong cách văn chương của Trần Kim Trắc, vừa hóm hỉnh sâu cay vừa ưu tư gợi mở. Khi cuộc thi truyện ngắn “Con người và cuộc sống hôm nay” do báo Sài Gòn Giải Phóng đăng cai được chính thức phát động, thì nhà văn Trần Kim Trắc đã ở tuổi 82. Cuộc thi kéo dài 1,5 năm và ông được giải nhì đồng hạng ( không có giải nhất) với truyện ngắn “Sài Gòn đắt địa”.