LÊ THIẾU NHƠN

LÊ THIẾU NHƠN LÊ THIẾU NHƠN
NGÔ KHẮC TÀI phân tích Vị Thuốc Thường Bất Khinh
NGÔ KHẮC TÀI phân tích Vị Thuốc Thường Bất Khinh

So sánh giữa hai giai đoạn, lúc xã hội khép cửa hạn chế chùa chiền, nhiều sư thầy bao nhiêu năm tu hành phải chở tượng Phật, chuông mỏ trở về nhà tu chui. Rồi có thầy hoàn tục. Xã hội ngày nay hiểu biết hơn, giống như con ngựa được mở miếng vải che hai bên mắt tự do nhìn xung quanh. Đời sống cũng xung túc lên. Vui sao chùa chiền, tịnh xá, am thất mọc lên như nấm sao mưa, chùa nào cũng thênh thang (thậm chí nhiều nơi như An Giang chẳng hạn, có nhiều ngôi chùa bỏ hoang nhưng không có sư, lại đi lo xây dựng chùa mới). Về kinh sách, băng thuyết pháp như là lén lút lưu giữ cất dấu còn được số ít dè dặt truyền tay nhau. Ngược lại ngày nay kinh sách được in ra tràn lan, có kiểm duyệt mà như không có kiểm duyệt mua rất dễ dàng. Bước vô nhà sách giống đi lạc vô khu rừng, trăm hoa đua nở. Bên cạnh sách cổ, sách dịch của mấy vị hòa thượng tên tuổi. Các tác giả ngài H, ngài K, ngài O. Người đã nghe danh từ lâu. Cho đến các thầy, các cư sĩ mới nổi lên gần đây. Điều đặc biệt chân lý chỉ có một n

Y BAN gửi thư ngỏ cho những người tử tế
Y BAN gửi thư ngỏ cho những người tử tế

Tôi xin nói rõ quan điểm của tôi về cái sự Ngậm máu phun người của hai ông trong BCH Hội Nhà văn VN khóa 8 Lê Quang Trang (Phó chủ tịch Hội) và Vũ Hồng (UV BCH) như sau: Nếu Trò chơi hủy diệt cảm xúc đạo Ý tưởng cuốn tiểu thuyết Cưỡng cơn gió bấc như hai ông đưa lên trang web: Sông Cửu Long và Nhà vănTP Hồ Chí Minh thì điều đó đã chứng minh rằng các ông đã không chịu đọc sách. Chính các ông là thành viên ban chung khảo. Chính các ông đã bỏ phiếu cho Trò chơi hủy diệt cảm xúc để nó được bằng khen kia mà. Các ông hãy phải trả lời trước công luận về điều này.

Nhạc sĩ PHẠM DUY xuôi tay cùng đất mẹ bao dung
Nhạc sĩ PHẠM DUY xuôi tay cùng đất mẹ bao dung

Vì những khúc quanh lịch sử, một giai đoạn dài tác phẩm của Phạm Duy không được phổ biến. Thế nhưng, hơn 1000 ca khúc chia làm nhiều thể loại phong phú như tình ca, trường ca, rong ca, đạo ca, thiền ca, tâm ca, tục ca… hoàn toàn chứng minh được một tầm vóc vạm vỡ của Phạm Duy trong nền âm nhạc nước nhà! Cũng đáng mừng, nhiều ca khúc Phạm Duy sau khi được cho phép hát lại như “Ngày trở về”, Đưa em tìm động hoa vàng”, “Ngày xưa Hoàng thị”, “Kiếp nào có yêu nhau”… nhanh chóng được công chúng yêu thích. Khi bày tỏ thái độ ủng hộ nhạc sĩ Phạm Duy về sinh sống tại quê hương, Công ty văn hóa Phương Nam đã mua độc quyền toàn bộ sáng tác của ông với bản hợp đồng trị giá 400 ngàn USD!

Một nhà văn xuất thân từ thợ hàn
Một nhà văn xuất thân từ thợ hàn

Trải qua rất nhiều nghề, tưởng cuộc đời Nguyễn Văn Nhuận sẽ chốt lại với nghề thợ hàn. Nhưng kể từ sau khi người vợ hết mực yêu quý mất vì tai nạn giao thông đúng dịp về quê ngoại ăn tết, thì người thợ hàn đã xúc động làm thơ. Không dừng ở đó bằng sự động viên của bạn bè, cảm hứng cá nhân, ông đã viết tiểu thuyết cho thỏa chí, rồi trở thành một nhà văn thường xuyên có tác phẩm ra đời…  Người thợ hàn có bút danh Nguyễn Nhuận Hồng Phương chia sẻ: “Nếu nói nghề cơ khí vất vả, bụi bặm thì có thể, còn nói là “khô cứng” thì chưa đúng. Với riêng tôi, nghề cơ khí là một nghề cần có đôi bàn tay tài hoa, khéo léo; đầu óc nhạy bén, sáng tạo, linh hoạt và có tâm. Và với tôi, quá khứ  sống và nghề nghiệp tôi đã làm, không bao giờ là sự ngáng trở, đó chính là vốn liếng và tư liệu cho tôi vững tin khi sáng tạo ra những tác phẩm. Còn về những khó khăn, theo ý của đạo Phật: Đó chính là vượt qua chính mình”.

Y PHƯƠNG đi chợ nhìn người
Y PHƯƠNG đi chợ nhìn người

Chợ Co Xàu ngày ấy không tiếng còi, không tiếng động cơ xe máy. Chỉ có tiếng người và tiếng các cong rượu chạm nhau lum cum, lủm củm. Tiếng các bếp lửa nhà hàng eo éo xồ xoà . Người nói với nhau rì rầm như bầy ong về tổ. Người làng nào nói giọng thổ âm làng đó. Âm vực cao thấp giữa người làng này nghe rất khác người làng nọ. Mà giữa các làng cách nhau mươi cái bờ ruộng, đâu có xa xôi gì. Ví dụ cùng nói về sự rỗi rãi. Người vùng Pò Tấu nói dzu đài. Người vùng tôi nói dzu đai, hơi luyến lên một chút. Người Lũng Đính nói dzu đải . Đài, đai, đải có cùng một nghĩa là ở không. Hình như đây là một vấn đề thuộc lĩnh vực âm thanh âm nhạc. Song tôi chưa thấy ai nghiên cứu và khai thác nó trong sáng tác ca khúc hay khí nhạc.  Từ xưa tới nay, tôi biết có rất ít bài hát hay về Trùng Khánh. Một vùng đất rất giàu tính nhạc, trong ngôn ngữ giao tiếp, trong các làn điệu hát dân ca. Cũng là một vùng đất đậm đặc tinh thần thượng võ. Tiết tấu nhanh và có những quãng đảo phách bốc lửa.

NGUYỄN THỊ THU HUỆ ăn dè ngày Tết
NGUYỄN THỊ THU HUỆ ăn dè ngày Tết

Cách đây không lâu, có nhà báo hỏi tôi “Chị thấy sao, khi có ý kiến muốn chập hai cái Tết làm một” Tôi nghe điều đó trong sự ngỡ ngàng, thảng thốt. Cái gì vậy? Bỏ Tết cổ truyền để có nhiều thời gian làm việc, để tăng trưởng kinh tế…Ôi trời ơi. Những ngày tháng này, điều tốt đẹp đang dần biến mất, nếu có thì phải ẩn nấp khá kỹ bởi cái ác, sự vô cảm mọc nhanh như cỏ dại sau mưa. Con người đang mất dần sự thanh thản, bởi nỗi lo cơm áo gạo tiền, kế sinh nhai. Đám đông ngày càng đông mà  nụ cười thì khan hiếm dần, thay vào đấy là nỗi nhọc nhằn vặn nát những khuôn mặt không giấu được. Còn gì vui nữa, khi hơn ba trăm ngày ai cũng hớt hải. Từ những em bé ngủ gật đến trường, đến những đám đông ngày càng đông trên khắp con phố lặn lội mưu sinh. Một năm có năm trăm hay một nghìn ngày cũng không đảm bảo người ta có thể sung sướng hơn, đất nước hứa hẹn giàu lên nếu toàn dân đi làm thêm vài ngày!

Thần Đồng Thi Ca 3 lần đến Trường Sa
Thần Đồng Thi Ca 3 lần đến Trường Sa

Chúng tôi đưa nhau vào phòng khách trạm xá của thủ đô quần đảo Trường Sa, bật quạt điện năng lượng sạch, ngả lưng xuống đi văng. Nằm một lúc tôi thiu thiu ngủ vì thứ không khí siêu sạch trong lành giữa đại dương. Giật mình tỉnh dậy vì tiếng gọi cơm.  Anh bạn nhỏ tên Hà ở cùng phòng tầng hầm tàu, quân của cô Diệp Anh đài VTV1 đi theo đoàn làm bộ phim tài liệu "Người về Trường Sa", bám sát cuộc vinh qui từ Hà Nội kinh đô muôn đời về xứ biển đảo mênh mông của trạng thơ Trần Đăng Khoa. Tôi hơ háo nhìn, không thấy Khoa đâu. Anh bạn Hà mách nhỏ bữa trưa nay đảo vật lợn, mổ tại chỗ làm cả món lòng chay tiết canh truyền thống dân tộc đãi khách quí và đón anh Trần Đăng Khoa về lại Trường Sa. Đang ngồi mâm có mưa rào đầu mùa. "Mưa Trường Sa". Chúng tôi khiêng bàn vào hiên trạm xá ngồi vừa tránh ướt vừa ngắm mưa. 

TRÁI CÓC XANH năm 2012 có gì vui?
TRÁI CÓC XANH năm 2012 có gì vui?

Báo Tuổi Trẻ Cười vừa công bố giải Trái cóc xanh 2012. Và không ngạc nhiên khi ca sĩ Ðàm Vĩnh Hưng được hội đồng giám khảo nhất trí tuyệt đối trao giải Trái cóc xanh vì hành động "khóa môi" nhà sư trong chương trình đấu giá từ thiện ngày 4-11-2012 vì đây là hành động cực kỳ phản cảm. Ðây là lần thứ hai Ðàm Vĩnh Hưng nhận giải Trái cóc xanh (sau giải thưởng năm 2005). Ngoài ra, cùng nhận giải với ca sĩ họ Ðàm là Phương Uyên - giám đốc âm nhạc của chương trình The Voice - với nghi án dàn xếp kết quả khi một đoạn băng ghi âm giọng nói của cô được phát tán trên mạng. Sau đó, Phương Uyên phải rời khỏi vai trò giám đốc âm nhạc. Người nhận giải sau cùng là dịch giả Cao Việt Dũng vì dịch ẩu. Quyển Bản đồ và vùng đất đã bị Công ty Nhã Nam (đơn vị đầu tư) thu hồi vì dịch sai nghĩa, chệch nghĩa, dịch sót... Tuy nhiên, bạn đọc nhớ đến dịch giả này qua câu "Bố tôi chết vì bị ung thư... tử cung" trong tác phẩm Hạt cơ bản của Michel Houellebecq.

NGUYỄN ĐÔNG THỨC không thích đùa
NGUYỄN ĐÔNG THỨC không thích đùa

Bây giờ ở ngoài tuổi 60 nhưng Nguyễn Đông Thức vẫn rất chịu khó chơi và chơi toàn những màn khó chịu. Trong năm 2012, ông rủ nhà văn Đoàn Thạch Biền đi miền Tây Nam Bộ theo kiểu “cao bồi già” phóng mô tô trên bờ ruộng gập ghềnh. Hai ông nhà văn - cao bồi già, một người thì chân không lành lặn (Nguyễn Đông Thức đã 4 lần phẫu thuật thay khớp chân), một người thì bệnh yếu tim (Đoàn Thạch Biền) đã thực hiện trót lọt chuyến đi trao học bổng 13 xã nghèo của 13 tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long. Tiền trao học bổng hai ông vận động bạn bè, còn lộ phí thì móc tiền túi. Chuyến đi được Nguyễn Đông Thức cập nhật rõ ràng trên trang facebook của ông. Theo dõi hành trình của hai “ông già gàn” này mới thấy, rời khỏi các đô thị lớn chừng vài chục cây số là thấy cảnh nghèo…

Những chuyện bi hài đằng sau việc trả tiền cho... THƠ
Những chuyện bi hài đằng sau việc trả tiền cho... THƠ

Theo bà Đoàn Thị Lam Luyến, Chủ tịch Hiệp hội Quyền sao chép VN, lẽ ra, khi xuất bản, nếu như giá bìa là 50.000 đồng thì NXB phải ghi thêm: giảm 10-15% phí bản quyền và trừ đi 5.000đ-7.000đ, người mua chỉ phải trả 42-45.000đ, đó mới gọi là sở hữu toàn dân. Chưa thực hiện điều này có nghĩa là công chúng chưa được hưởng lợi gì từ những tác phẩm hết thời hạn bảo hộ bản quyền, mà những người đầu tư làm sách đó được hưởng tiền đó, vậy là không công bằng. Đã đến lúc nhà nước cần phải xem xét lại và các hiệp hội phải có tiếng nói, phải rành mạch, minh bạch. Theo bà Luyến, nếu các NXB không tự trừ tiền vào giá bìa thì nhà nước hoặc hội Nhà văn thu tiền đó làm quỹ khuyến khích phát triển văn học nghệ thuật.

Y PHƯƠNG đố ai ném thủng hồng tâm
Y PHƯƠNG đố ai ném thủng hồng tâm

Nếu ai cho rằng, tung còn là một môn thể thao dân tộc, xem ra cũng phải. Vì ngoài biểu diễn khoe cái tài cái khéo của các chàng trai cô gái, người chơi phải đủ sức khỏe. Không có sức khỏe khó lòng mà tung hứng cả buổi giữa trời gió lạnh. Khi tung, hai chân phải đứng bằng vai, ở tư thế trung bình tấn. Cánh tay thuận, túm lấy đuôi còn và quay thật nhanh, để lấy đà. Người nào khỏe, tai chỉ nghe tiếng vun vút, mắt không nhìn thấy quả còn. Người nào ốm yếu, vo ve bay một lúc rồi quả còn rơi đánh bụp. Nó nằm ngay bên chân cột cây mai vàng, trông thảm hại như tàu cải héo. Làm cho người làng ồ lên.  Gọi là hội, nhưng không nhằm vào ngày nào cụ thể. Hội diễn ra từ mùng một Tết, đến hết tháng Giêng. Thậm chí, có lúc sang tháng Hai rồi mà người làng tôi vẫn chưa buồn nhổ cột.

Y BAN gửi thư ngỏ phản đối cuộc chơi kiểu lợi ích nhóm ở Hội Nhà văn VN
Y BAN gửi thư ngỏ phản đối cuộc chơi kiểu lợi ích nhóm ở Hội Nhà văn VN

Mùa giải 2011 ban chung khảo là tất cả các ủy viên BCH. Các ủy viên BCH nào có sách dự giải sẽ không tham gia bỏ phiếu. Bỏ phiếu lần 1 các cuốn sách của các ủy viên BCH không quá bán. Ông chủ tich Hội chỉ đạo bỏ phiếu lần 2. Vỗ tay hoan hô, 3 ủy viên đoạt giải. Cái cách này thì ông chủ tịch quá thạo, vô cùng thạo, nó y chang việc ông chỉ đạo bỏ phiếu thử trong cuộc bỏ phiếu  Giải thưởng Hồ Chí Minh và Nhà nước, kết quả không như thật thì lại thử tiếp, đến khi thật thì thôi. Năm nay thành viên BGK rút xuống còn có 9 người. Và ông chủ tịch lại tung chiêu mới. Thay vì bỏ phiếu cùng với bỏ phiếu hội viên mới nhưng ông đã lùi lại, vì búa rìu dư luận đang mạnh. Để khi dư luận tạm lắng mới bỏ phiếu. Hoan hô, vỗ tay, Đúng, Trúng, Đủ rồi nhé. Tiền của Hội không nhiều, chỉ đủ đáp ứng những cách lách của ông chủ tịch. Xin bái phục ông. Dư luận đối với ông chỉ như muỗi đốt gỗ...

Bốc thơm kiểu lừa người, lừa mình
Bốc thơm kiểu lừa người, lừa mình

Đọc một tờ báo tháng về nghệ thuật, thấy bài một nhà thơ nọ khen tranh một họa sĩ nọ với sự ma mị của ngôn từ.  Nhà thơ nói với bạn đọc rằng, để hiểu hết chiều sâu của tranh như anh phải có nhiều buổi uống rượu, trò chuyện với chủ nhân từ nhiều năm trước. Nhà thơ và họa sĩ này chơi với nhau và đã từng khen nhau cũng không biết bao lần; đến nỗi ông anh tôi- Tổng Biên tập Báo Thế giới Điện ảnh- thốt lên: “Ui giời, nghe hai anh khen nhau, mình cứ tưởng họ là danh nhân văn hóa!”. Và thực sự triển lãm tranh của họa sĩ nọ khai mạc đã bị “ném đá” trên mạng nhiều vì chất lượng kém, dù biết PR khéo.

Đọc lại một lá thư của NGUYỄN KHẢI
Đọc lại một lá thư của NGUYỄN KHẢI

Trong thư, nhà văn Nguyễn Khải không ngần ngại nói rõ thái độ của ông đối với chuyện sinh lão bệnh tử một cách ung dung: “ Theo tử vi, tôi thọ 5 mùa xuân năm Ngọ, sang 73 tuổi là chết, là tận số, không có oan uổng gì. Tính ra chỉ còn sống thêm 2 năm Thìn, Tỵ nữa thôi ”. Tuy nhiên, như chúng ta đều biết, nhà văn Nguyễn Khải đã dự đoán… sai, tuổi thọ thật sự của ông nhiều hơn “theo tử vi” đến 6 năm! Thế nhưng, cuộc đời dài ngắn đối với Nguyễn Khải không quan trọng bằng tác phẩm tồn tại ra sao. Ngay năm 69 tuổi, ông đã tự hài lòng với số tuổi trời ban để suy tư: “ Sống thế cũng là thọ lắm. Con đầu hơn tuổi ông Nam Cao, con út xấp xỉ tuổi Vũ Trọng Phụng. Nhìn lại những trang đã viết chả biết có còn lại được mươi trang không?”. Chỉ một đoạn thư ngắn cũng đủ chứng minh Nguyễn Khải coi văn chương lớn hơn cả sinh mệnh mình!

Về nước cực lạc của Phật A Di Đà
Về nước cực lạc của Phật A Di Đà

Tôi đã từng nhìn thấy đức Phật A Di Đà. Đừng có nói đùa. Thật mà chính mắt tôi thấy Ngài đi thanh thản ung dung, tôi đi theo phía sau lưng quan sát, vòng qua góc phố, qua mấy con đường như là người lắng tay nghe bao nguyện vọng thầm lặng của con người. Và rồi, Ngài nhẹ nhàng rẽ vào viện dưỡng lão – trẻ mồ côi. Sau khi phát quà thăm hỏi những người bất hạnh Ngài liền tặng cho viện một số tiền to vật chất kẻ ăn không hết người lần không ra. Ở những nơi như viện dưỡng lão, trẻ mồ côi bao nhiêu con người đang cần đến bàn tay nhân ái trợ giúp. Do đó Vị Giám đốc mừng rở hỏi tên tuổi của Ngài để ghi vào sổ tri ân cảm tạ, nhưng ngài nhẹ nhàng lắc đầu ra về như một kẻ vô danh...

Người nói dùm nạn nhân chiến tranh
Người nói dùm nạn nhân chiến tranh

Nhà văn Lệ Lý tên đầy đủ là Phùng Thị Lệ Lý (1949), sinh và lớn lên ở Hòa Vang, Quảng Nam . Từ 14 tuổi bà bị đã giam giữ, tra tấn,... Theo mẹ vào Sài Gòn làm giúp việc cho một gia đình giàu, bà mang thai với ông chủ nhà, hai mẹ con bị đuổi việc. 16 tuổi, đang mang thai, bà bán thuốc lá, thậm chí làm gái mại dâm để nuôi con. Năm 1969, bà làm hộ tá cho một bệnh viện ở Đà Nẵng và lập gia đình với một kỹ sư người Mỹ, năm 1970 bà sang Mỹ định cư. Bà viết tự truyện When Heaven and Earth Changed Places , đạo diễn người Mỹ Oliver Stone đã mua bản quyền truyện chuyển thể thành phim từ năm 1993. Phim đã từng chiếu nhiều lần tại Hà Nội và sóng VTV. Năm 1993 bà xuất bản tự truyện thứ hai Child of War, Woman of Peace (Đứa trẻ thời chiến, người phụ nữ thời bình).  Cuộc đời của Lệ Lý còn là chủ đề chính trong bộ sách nổi tiếng tại Mỹ Who is Le Ly Hayslip? (Lệ Lý Hayslip là ai?) của NXB Raintree.

Chuyện chỉ có ở nước Mỹ ?
Chuyện chỉ có ở nước Mỹ ?

Trong Lễ trao giải Quả cầu Vàng diễn ra đêm 13-1-2013 vừa rồi, cựu Tổng thống Mỹ - Bill Clinton đã xuất hiện để nói vài lời về bộ phim “Tổng thống Abraham Lincoln” của đạo diễn Mỹ lừng danh Steven Spielberg. Khán phòng đông đặc những gương mặt nổi tiếng của các nghệ sỹ điện ảnh Hollywood đã đồng loạt đứng dạy nồng nhiệt vỗ tay hoan nghênh Bill Clinton. Khi ông cựu Tổng thống sắp bước vào sau cánh gà, một nữ M.C xinh đẹp còn nói với theo: “Ông là chồng của bà Hillary Clinton”. Phải nói trước điều này, tôi đã theo dõi khá nhiều những buổi tường thuật lễ trao giải Oscar, Giải Quả Cầu Vàng nhưng tuyệt nhiên không bao giờ thấy sự hiện diện những vị quan chức cấp cao của nhà nước. Dường như họ hiểu rõ, đây là lĩnh vực rất chuyên môn, rất riêng tư của anh em văn nghệ, họ mô tê biết đếch gì mà dặn dò với huấn thị; thành thử cứ để anh chị em văn nghệ sỹ thoải mái vui vẻ với nhau là tốt nhất!

NGÔ KINH LUÂN điểm danh Bằng Hữu Sài Gòn
NGÔ KINH LUÂN điểm danh Bằng Hữu Sài Gòn

Bạn đọc nói với mình rằng, cứ tưởng anh viết phiếm, viết bình luận. Hóa ra, anh viết tản mạn đọc buồn buồn. Mà sao anh hay chơi với nhiều người lớn tuổi hơn anh quá vậy? Thật ra, mình có nhiều bằng hữu cùng tuổi, những đứa em thân thương. Ai cũng yêu quý mình. Nhưng yêu quý mình hơn cả, có lẽ là những người anh nhiều tuổi. Có vậy thôi, mà tự dưng ngồi nhớ. Lê Minh  Quốc có nhiều nỗi buồn, mình biết. Trần Nhã Thụy uống như Kiều Phong trong Thiên Long Bát Bộ của Kim Dung. Chữ Thanh Tùng bay bổng, tôi không thể nào đọc được. Giản Thanh Sơn hay tháp tùng lãnh đạo đi nước này nước kia, trước mỗi chuyến đi bao giờ anh em cũng ngồi với nhau...

Hoa thường hay héo, cỏ thường tươi
Hoa thường hay héo, cỏ thường tươi

Từ cuộc đời thăng trầm lỗi lạc của mình, danh nhân Nguyễn Trãi viết một câu thơ đầy trắc ẩn: “Hoa thường hay héo, cỏ thường tươi”. Cái đúc kết mang chút ngậm ngùi nhân thế của tác giả “Bình Ngô đại cáo” nhiều thế kỷ qua vẫn an ủi bao nhiêu chuyện chìm nổi thị phi, và khi vận vào đời sống văn hóa nước nhà năm 2012 lại càng thấy thấm thía.   Trong bối cảnh kinh tế chưa có dấu hiệu phục hồi tích cực, thì mọi lĩnh vực đều có những lời lẽ phân bua nghe chừng hữu lý cho sự manh mún và rời rạc. Văn hóa cũng bị chi phối bởi tài chính, nhưng sự hụt hẫng thẩm mỹ hoặc sự bấn loạn giá trị không thể đổ lỗi cho sự túng thiếu áo cơm. Quá trình hội nhập đặt ra nhiều thách thức, mà bức tranh văn hóa đã thấy nhuốm màu ái ngại và âu lo...

NGÔ KHẮC TÀI và Khúc Hát Trường Sa
NGÔ KHẮC TÀI và Khúc Hát Trường Sa

Người chết oan ức hồn vẫn đi theo chiến sĩ Trường Sa để góp sức Vinh quang các chiến sĩ ngoài đảo xa Lịch sử bất khuất Hịch Sát Thát Thêm lần nữa trở về Dân ta ơi. Hãy khua chiên trống lên.                      Khí thế một bài ca trừ tà đuổi quỉ...

Ngoảnh lại Biển Mùa Đông
Ngoảnh lại Biển Mùa Đông

Theo sự vận động của cuộc sống, Nguyễn Tùng Linh nhận ra: “Người đào than chết bởi sập hầm/ Người đánh cá biển vùi trong bão tố/ Người làm thơ ngụp vào trong rừng chữ/ Biết bao đòn rình rập phía sau lưng”. Vì vậy, Nguyễn Tùng Linh quyết tâm thay đổi thơ mình, nhìn xa hơn, nghĩ sâu hơn, thương nhiều hơn, lo đầy hơn. Nguyễn Tùng Linh bắt đầu giật mình “biển mùa đông như mắt người đàn bà góa/ có nỗi khao khát bỏ quên”, và nhanh chóng dằn vặt với những ngổn ngang chua xót, từ cảnh vật chênh vênh “vườn xưa cây chặt hết/ bầy chim bỏ đi rồi/ xóm ngõ lụt ánh điện/ vầng trăng hóa đơn côi” đến con người chơi vơi “bây giờ làng đã mùa đông/ Gái quê ra phố mà không thấy về”.

Hệ lụy đô thị hóa
Hệ lụy đô thị hóa

Có không chỉ một cách định nghĩa về khái niệm đô thị hóa. Theo một số chuyên gia, đô thị hóa hay sự tăng trưởng vật lý của các khu vực đô thị là kết quả của quá trình dịch chuyển của các cư dân từ những vùng nông thôn vào thành phố. Một số chuyên gia khác cho rằng, đô thị hóa là quá trình nâng cao vai trò của các thành phố trong sự phát triển của xã hội. Điều kiện tiên quyết đô thị hóa - sự tăng trưởng trong các ngành công nghiệp đô thị, sự phát triển của các chức năng văn hóa và chính trị của họ, sâu sắc của sự phân chia lãnh thổ của lao động. Đối với quá trình đô thị hóa được đặc trưng bởi dòng dân số nông thôn và sự gia tăng con lắc di chuyển dân số từ môi trường nông thôn và các thị trấn nhỏ xung quanh các thành phố lớn vì những lý do khác nhau.

Giải thưởng văn chương: Món Quà không Dễ Xơi
Giải thưởng văn chương: Món Quà không Dễ Xơi

Nhạc sĩ Trần Tiến khi làm giám khảo một cuộc thi trên truyền hình đã phát biểu với báo giới: “Mình làm giám khảo chấm thí sinh còn khán giả thì đang chấm điểm mình”. Với một giải thưởng văn chương, người đọc sẽ chấm điểm ban giám khảo của giải thưởng đó. Hội đồng giám khảo của Hội Nhà văn Hà Nội gồm những ai thì báo chí đã nhiều lần nêu tên từng vị, mà tên vị nào cũng có thể đảm bảo uy tín chuyên môn cho lá phiếu của mình. Hội đồng giám khảo xét giải thưởng Hội Nhà văn TP.HCM, gồm Lê Quang Trang, Trần Văn Tuấn, Hoàng Đình Quang, Dương Trọng Dật, Phạm Sỹ Sáu, đều là chức sắc đứng đầu Hội hoặc các hội đồng chuyên môn của Hội Nhà văn TP.HCM, nhưng ít nhiều chưa tạo được uy tín với công chúng và đồng nghiệp bằng tác phẩm của mình. Điều này có thể khiến cho lá phiếu chấm giải của các vị không có được uy tín cao trong giới cầm bút cũng như độc giả.