LÊ THIẾU NHƠN

LÊ THIẾU NHƠN LÊ THIẾU NHƠN
ĐOÀN NGỌC THU chỉ cần Vé Một Lượt
ĐOÀN NGỌC THU chỉ cần Vé Một Lượt

Thu làm thơ, như để đối thoại với ai đó, ai đó cũng có khi là chính mình. Những câu thơ viết ra thật dễ, nhưng lại khó, với những người không cùng trong cuộc. Một nỗi đau có lúc vỡ òa từ những câu thơ tưởng chừng bâng quơ, mà ngấm ngầm thất vọng. Một tình yêu lớn cũng có lúc là ngọn thác đen trào ngược. Hạnh phúc càng nhiều sự chịu đựng có thể càng to tát. Nhưng trên tất cả, vẫn là sự vun đắp cho đời sống, bằng niềm tin, bằng hoa lá, bằng sự dịu dàng khôn tả của tình mẫu tử, bằng những liên kết thương mến bạn bè.Thu từ lâu đã không còn là một cô bé làm thơ vì cảm xúc bồng bột, Thu là một người đàn bà thấu suốt cảnh ngộ và tự hiểu mọi điều. 

LÒ NGÂN SỦN người con của núi đã về với núi
LÒ NGÂN SỦN người con của núi đã về với núi

Thơ Lò Ngân Sủn ít vần điệu như cách nói dân dã của người miền núi, nhưng giàu hình ảnh và đầy triết lý. Chính vì thế mà thơ Lò Ngân Sủn có gương mặt rất riêng không lẫn với ai được. Tháng 10/1991, khi Hoàng Liên Sơn tách thành hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái, Lò Ngân Sủn vận động tôi cùng anh lên Lào Cai, nhưng tôi không đi được, vì đã xin vợ con về Yên Bái rồi. Như vậy chỉ có một mình anh trong cơ quan thường trực Hội Văn nghệ lên Lào Cai lập Hội. Sau Lò Ngân Sủn trúng Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam , anh được điều về Hà Nội công tác, từ đó tôi thi thoảng mới gặp được anh. Kể từ khi anh bạo bệnh thì chưa lần nào gặp anh cả, mặc dù gặp bạn bè văn nghệ vẫn nhắc tới tên anh. Nay anh đã khuất núi, người “Con của núi” đã trở về với núi rừng...

1 USD và thương hiệu quốc gia
1 USD và thương hiệu quốc gia

Sòng phẳng mà nói, ngành du lịch Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi vòng lẩn quẩn được đúc kết thành 8 chữ trớ trêu “sản phẩm nghèo nàn, dịch vụ yếu kém”. Con số khách quốc tế đã đến Việt Nam và quay trở lại, vẫn nằm ở mức rất thấp. Để cạnh tranh với các thị trường du lịch trong khu vực, Việt Nam phải lấy tiêu chí thân thiện làm nền tảng. Một chủ nhà áp dụng sáng kiến móc túi khách viếng thăm một cách vô cớ và phi lý, cũng được gọi là thân thiện chăng? Với cái hóa đơn cộng thêm 1 USD, những đơn vị khách sạn và những công ty lữ hành sẽ phải giải thích thế nào với khách quốc tế? Trả lời, do chúng tôi đang túng thiếu ư, do chúng tôi đang khó khăn ư? Chẳng đặng đừng, khách quốc tế sẽ trả 1 USD cho mỗi đêm lưu lại Việt Nam, nhưng sự niềm nở trên đôi môi họ sẽ biến mất và thay thế bằng sự hoài nghi trên ánh mắt kinh ngạc!

Lạ lùng CHÂU ĐỐC
Lạ lùng CHÂU ĐỐC

Tôi cứ ước, một ngày nào đó sẽ ngồi trên xe lôi lang thang ngắm những con phố nhỏ chạy dọc sông Hậu hiền hòa. Có lần tôi mơ mình lạc vào xóm người Chăm trên bến phà Châu Giang, trong thành phố Châu Đốc. Những cô gái có đôi mắt to đen huyền đi rất chậm, cùng  tà áo lụa bay phơ phất theo chiều gió. Tôi sững sờ vấp chính chân mình, rồi tỉnh dậy. Tiếc ngẩn ngơ. Thế rồi, đúng vào mùa nước nổi năm nay, tôi quyết theo mọi người đi lễ Bà Chúa Sứ. Vậy là Châu Đốc đã ở bên tôi…

Không gian cho đờn ca tài tử
Không gian cho đờn ca tài tử

Ứng xử với đờn ca tài tử ở vị trí Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, sẽ ít nhiều mang tính thách thức phía trước cho người Việt Nam . Trong xu hướng hội nhập, diện mạo văn hóa đang bị tác động bởi trào lưu thứ gì cũng vươn tới… hoành tráng! Xin nhớ cho rằng, với đặc trưng thể loại, đờn ca tài tử không thể mang lên sân khấu lớn phô diễn áo đỏ váy xanh như một bản báo cáo thành tích. Muốn gìn giữ đờn ca tài tử, hãy để nó tồn tại theo lối sống mộc mạc và phóng khoáng của nông dân Nam bộ. Vẻ đẹp đờn ca tài tử không hề cao xa và lạ lẫm, cứ hình dung thật giản dị: một buổi chiều chạng vạng trên dòng kênh lặng lẽ, người chồng dùng mái chèo gõ nhịp vào mạn xuồng ba lá và người vợ ca “Dạ cổ hoài lang”.

Tản mạn về những câu thơ của một nhân cách
Tản mạn về những câu thơ của một nhân cách

Đọc tập thơ “Đôi điều với con” của nhà thơ – nhà báo Dương Đức Quảng vừa xuất bản, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều viết: “Tôi quen biết ông đã lâu. Ông là một con người giản dị và chân thành. Từ ông luôn luôn mang lại cho chúng ta cảm giác của sự gần gũi và tin tưởng. Điều làm tôi rất kính trọng ông là sự im lặng của ông. Chính sự biết im lặng ấy đã cho ông những câu thơ, những bài thơ mà tôi có lúc đã giật mình. Ông im lặng nhưng lòng ông luôn luôn cuộn chảy bởi ký ức và những suy ngẫm có khi dằn vặt đau đớn. Hầu như mỗi bài thơ của ông là một câu hỏi về chính ông và về chúng ta. Câu hỏi về đạo làm người mà chúng ta phải trả lời một câu trả lời dài đúng bằng cuộc đời mình kể từ sinh cất tiếng khóc chào đời và khi rời bỏ thế gian này. Tôi không phải là một người lính, nhưng tôi đã cảm nhận, đã hình dung về một mảnh đất mà ông và đồng đội ông đã đi qua. Ở đó là gianh giới gữa sự sống và cái chết, ở đó là câu trả lời về nhân cách của những con người”.

Chuyện lạ về những gương mặt quen
Chuyện lạ về những gương mặt quen

Phạm Khải là người rất trọng chi tiết. Công tác tại một tờ báo của Lực lượng  Công an, anh cũng tỏ ra đặc biệt chú trọng tới những tình tiết có tính chất “thâm cung bí sử”. Viết về nhà tư sản yêu nước Đỗ Đình Thiện, người từng làm thư ký cho Hồ Chủ tịch trong chuyến thăm Pháp năm 1946, Phạm Khải không quên “lưu ý” bạn đọc về một tình tiết mà anh khai thác từ cuốn nhật ký do ông Đỗ Đình Thiện ghi lại (bản gốc hiện được lưu giữ tại Viện Bảo tàng Cách mạng Việt Nam): Đó là vụ tai nạn xe hơi xảy ra vào trưa ngày 17-7-1946 khi đoàn ta đang trên đường đi thăm Normandie, vụ tai nạn khiến cả 4 người trên xe (trong đó có ông Đỗ Đình Thiện) bị thương. Rất may, ít phút trước đó, do một sự tình cờ, Hồ Chủ tịch đã chuyển từ chiếc xe nói trên để sang xe của ông Sainteny - bấy giờ là đại diện Bộ trưởng Ngoại giao Pháp.

Ghé BẢO LỘC nghe tiếng gà gáy khan bên đồi
Ghé BẢO LỘC nghe tiếng gà gáy khan bên đồi

Lâu nay người ta nghĩ Bảo Lộc chỉ là nơi khách ghé ngang trên đường đi từ Sài Gòn lên Đà Lạt. Cho dù thành phố Bảo Lộc đã vào tuổi 14, tươi sắc đỏm dáng, nhưng ai cũng chỉ chọn là điểm hẹn, để chờ, đợi rồi lại đi tiếp dọc con đường quốc lộ 20. Nhưng, trong một chuyến đi ngang qua lần này, tôi bỗng gặp một làn sương bay phả nhẹ lên vầng trán, một tà áo trắng rẽ vào phố vắng; một giai điệu “Ngày chủ nhật buồn…”, thế là tôi ở lại với Dam B’ri.

Nếu tình cờ cái đẹp xuống trên tay
Nếu tình cờ cái đẹp xuống trên tay

Patrick Lane là con trai thứ ba trong một gia đình năm anh chị em, tên khai sinh là Neil Patrick Lane , ở Nelson. Lớn lên sống với mẹ và không biết đến cha mình trong sáu năm đầu tiên. Từ năm mười tám tuổi, anh đã làm việc trong nhà máy xay và những công việc lao động phụ khác. Lập gia đình năm hai mươi tuổi, kết bạn thân với các nhà văn cùng thời như Al Purdy, Margaret Atwood, Dennis Lee, Lorna Crozier, John Newlove. Năm 1978 được giải thưởng Governor General về tuyển tập “New And Selected Poems”. Năm 1978 Lane gặp Lorna lần nữa và họ yêu nhau. Họ quyết định chấm dứt hôn nhân của mỗi người và sống cùng nhau, đến năm 2001 thì chính thức thành vợ chồng. Năm 1991 cùng với Crosier rời đến đảo Vancouver Island , bắt đầu dạy học. Patrick Lane được cho uống rượu từ lúc còn rất nhỏ tuổi bởi người mẹ nghiện rượu, suốt đời về sau phải đấu tranh với tật nghiện rượu của mình.

Chìa khóa nào để hiểu BÙI GIÁNG ?
Chìa khóa nào để hiểu BÙI GIÁNG ?

Nhà văn Ngô Khắc Tài từ An Giang suy tư: “Cho đến nay khó thống kê các bài viết về thi sĩ Bùi Giáng. Qua các bài viết ấy riêng tôi đọc và nhận ra thường là những bài tán nhuyễn, cái gọi là chùm gởi ăn theo. Còn cái thật sự để hiểu để biết của mình là ở đâu? Cái thường gọi thật sự để hiểu biết Bùi Giáng một đặc sản của Việt Nam là ở đâu? Về cái hiểu chính xác là không biết gì hết. Cái hiểu khác với cái biết. Hiểu thường không nói vì nói  không ra lời… còn biết nhiều trước sau cũng trở thành bà tám nhiều chuyện. Xin mạng phép nói bừa (cô ngôn vọng chi – cô ngôn thính chi). Theo chỗ tôi biết bên Tàu có Tế Điên hòa thượng giống như Bùi Giáng bên ta – sống, ăn, nói bạt mạng, tu mà mê gái, ăn thịt chó. Cuối cùng khi chết Tế Điên để lại bài kệ mới biết ngài là ai…”

XUÂN QUỲNH trong ký ức con trai và người chồng đầu tiên
XUÂN QUỲNH trong ký ức con trai và người chồng đầu tiên

Thạc sĩ Lưu Tuấn Anh nói về người mẹ nổi tiếng: “Mỗi khi có gì sai mẹ luôn nhẹ nhàng nhắc nhở và khéo léo để gợi ý cho chúng tôi nên chúng tôi luôn thấy mình sai chỗ nào và tự sửa chữa để không bao giờ lặp lại lỗi lầm ấy nữa. Trẻ con cũng cần được tôn trọng và hỏi ý kiến, mẹ tôi luôn nghĩ như thế và bà thường dạy con những điều quan trọng ngay khi con còn bé tí và chưa chắc đã hiểu được những gì bà nói. Ví dụ, tôi vẫn nhớ, khi tôi mới chỉ là cậu bé 10 tuổi, mẹ tôi đã căn dặn: Cuộc sống của con người muốn có giá trị thì phải có niềm đam mê một thứ gì đó, phải có cảm hứng với cuộc sống, nếu không sẽ như một cái cây khô, vô hồn và buồn tẻ. Với linh cảm của một người mẹ và sự nhạy cảm của một nhà thơ, mẹ cũng có những suy nghĩ rất hợp thời. Khi tôi lớp 7, mẹ khuyên nên chịu khó học tiếng Anh, vì tiếng Anh mới là ngôn ngữ của thế giới. Đấy, ngay cả trong thời kỳ mà tiếng Pháp và tiếng Nga đang thịnh hành thì mẹ đã nghĩ ra việc cho con học tiếng Anh!”

ĐỖ HỒNG NGỌC và những câu hỏi về Thiền
ĐỖ HỒNG NGỌC và những câu hỏi về Thiền

Thời gian gần đây, thiền đang trở thành một trào lưu trong xã hội. Nhiều người tìm đến với phương pháp thiền dù còn khá mơ hồ về… thiền. Để giúp độc giả có cái nhìn cụ thể và khoa học về thiền, Nhà thơ – bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc vừa phát hành cuốn “Thiền và sức khỏe”. Theo bác sĩ Đỗ Ngọc Ngọc: “Ở góc độ người thầy thuốc, tôi quan tâm đến thứ thiền đơn giản mà hiệu quả trong giữ gìn sức khỏe, nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Đó là thứ thiền trong đời sống hằng ngày. Nó liên quan đến sức khỏe, đến khoa học y học, được nghiên cứu và ứng dụng khá rộng rãi hiện nay. Nó đã mang lại những hiệu quả rất bất ngờ, chữa được nhiều căng thẳng (stress), lo âu, nhiều bệnh lý do hành vi lối sống gây ra mà thuốc men không thể chữa dứt. Thiền giới thiệu trong cuốn sách này là thiền “Quán niệm hơi thở”, nghĩa là quan sát, dõi theo và nhớ, nghĩ (niệm) về hơi thở vào, hơi thở ra của chính mình”

THU UYÊN giữa muôn trùng vây
THU UYÊN giữa muôn trùng vây

Trước những cuộc đôi co kiểu cái sảy nảy cái ung, nhà báo Thu Uyên khẳng định: "Tôi biết vì sao Luật sư Trần Đình Triển nhằm vào tôi ở thời điểm này. Ông Triển có những thân chủ cần đến việc hạ uy tín của tôi, để cản trở tôi và những đồng đội của tôi trong cuộc đấu tranh chống lừa đảo đội lốt tâm linh? Tôi cũng biết rõ ông Triển sẽ định bôi nhọ tôi bằng cách gì nữa, với kiểu vu khống và chọc ngoáy dư luận như ông Triển đã làm. Ông cứ làm. Những người vững tin vào chúng tôi thì vẫn ở đó bên cạnh chúng tôi, và dư luận cũng sẽ tự lựa chọn… Dù sao, có 1 đợt tấn công như thế này cũng hay. Chúng tôi lần nữa xem lại mình, xốc lại tinh thần, và bắt đầu những cuộc tìm kiếm mới và những việc thật cụ thể để mang lại chút ít gì tốt đẹp cho những gia đình có công và cho những người chịu cảnh chia ly".

Mênh mang ĐIỆN BIÊN
Mênh mang ĐIỆN BIÊN

“Nậm Rốm ơi hãy ngừng trôi mùa xuân Anh đã về với em Hoa ban trắng quá Thung lũng trổ tím hoa riềng                                 phấn vàng bay lả Ôi không gian uống rượu nắng say mềm…” Đó là ký ức trẻ trung năm nào vào những ngày tháng cuối cùng của mùa xuân trên bờ sông Nậm Rốm, mà tôi có những cú say chếnh choáng, cách đây non hai mươi năm trong cuộc thi rượu, với cánh nhà báo trẻ ở Điện Biên, ngày nào…

NGÔ KHẮC TÀI kể chuyện Khóc Muộn
NGÔ KHẮC TÀI kể chuyện Khóc Muộn

Hồi nhà văn Mai Văn Tạo còn sống ông rất là mít ướt. Trong buổi chuyện trò với các cây viết trẻ  đọc đến câu ca dao “ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa, miệng nhai cơm bún lưỡi lừa cá xương”, nước mắt nước mũi của ông chảy đầy ra mặt. Nhiều người cho đó là nước mắt cá sấu. Lúc đó tôi còn trẻ cũng không hiểu đứng về phía chế giễu nhà văn. Chỉ có vậy mà khóc, chắc là giả dối rồi…  Thế nhưng thời gian sau đó đến lượt tôi nhận ra nước mắt biểu hiện cho những cung bậc tình cảm có nhiều điều rất lạ. Khi không lại khóc buồn tênh lại cười, đôi lúc mình cũng không hiểu mình bị cái gì nữa.

ĐÔNG LỖ không xa thủ đô
ĐÔNG LỖ không xa thủ đô

Đông Lỗ có thể coi là một xã cực Nam của Hà Nội, thuộc huyện Ứng Hòa, cách trung tâm thủ đô chừng hơn 50km. Đây là một vùng đồng chiêm trũng hẻo lánh rộng lớn, nằm trong vòng bao bọc của sông Đáy và sông Nhuệ, đường qua lại không thuận tiện; mới đây đã có xe buýt, nhưng vẫn thưa thớt người đi lại. Nhưng có điều rất khác lạ, xã Đông Lỗ lại có nhiều điều dị biệt, độc đáo mà không nơi nào có được. Nếu ai đi cùng tôi, khi chớm đến con cầu rẽ ngang qua sông Nhuệ từ đường Hoàng Quốc Việt, ắt sẽ nghe ai đó kể chuyện rằng…

ALICE MUNRO và Bầy Cáo Bạc
ALICE MUNRO và Bầy Cáo Bạc

Lời giới thiệu của dịch giả Nguyễn Đức Tùng: “Truyện ngắn sau đây, nguyên văn “Boys And Girls”, được in lần đầu trên báo The Montrealer, năm 1968, sau đó in lại cùng năm trong “Dance Of The Happy Shades”, tuyển tập đầu tay của Alice Munro, được giải thưởng Governor General. Truyện viết về một nông trại ở Canada, những năm trước và sau đệ nhị Thế chiến, viết về một đứa bé gái lớn lên trong xã hội hãy còn nhiều phân biệt nam nữ. Qua giọng kể của nhân vật ngôi thứ nhất, chúng ta thấy hình ảnh của đời sống thôn quê, vai trò khác nhau của phụ nữ và đàn ông thời ấy, người đàn bà suốt ngày lo việc trong nhà, trong khi đàn ông làm lụng bên ngoài. Đây là một trong những truyện ngắn đặc tả các vấn đề phụ nữ mà Alice Munro quan tâm, tuy nhiên khuynh hướng này không ràng buộc ngòi bút của bà thám hiểm sâu hơn những khía cạnh thú vị của đời sống: nông trại, súc vật, mùa màng, sự khó khăn chật vật của người nông dân, cuộc đấu tranh của họ, thiên nhiên khắc nghiệt và nên thơ, tính nhân từ, chất  hà

ÔNG ĐỒ hồn bây giờ ở đâu?
ÔNG ĐỒ hồn bây giờ ở đâu?

Nhà thơ Vũ Quần Phương nhận định: "Với Vũ Đình Liên, thơ không chỉ là chữ trên giấy mà còn là chính cuộc đời ông. Nó tràn vào cách sống,cách xử thế của ông. Ngay sau ngày thống nhất đất nước, ông lặn lội vào tận Bến Tre, viếng mộ cụ Đồ Chiểu, mang một nắm dất ra Hà Nội chia tặng bạn văn thơ. Không biết đến nay ai còn giữ được? Ai kính phục? Ai mỉm cười? Những năm ấy, thế giới phương Tây còn cách bức vơi ta, người mê thơ Pháp ấy đã cố tìm một bạn văn đi Pháp để gửi một chai nước lấy tự sông Hồng Hà Nội, nhờ sang đổ vào sông Xen ở Paris . Không biết đã có ai giúp ông việc ấy? Ông sống thơ hơn các nhà thơ là ở chỗ này và ông khó hài lòng được với chính thơ ông cũng là từ chỗ ấy. Nhiều câu thơ trong bài Ông đồ như vận vào đời ông..."

Dương bản LÊ HUY MẬU
Dương bản LÊ HUY MẬU

Có lần nhà thơ Lê Huy Mậu kể, mình có thói quen ít tranh luận hay cãi vã với ai, cho dù có ấm ức hay bực dọc. Cái chất đồ Nghệ nín nhịn mãi không chịu được thì về nhà đóng cửa tự xả một mình, hay cùng lắm là cãi nhau trong cơn mơ, cho hả giận. Thế rồi, hôm sau gặp đối tác mà mình đã nổi nóng, mắng một trận trong cơn mơ ấy, lại hể hả cười, làm như không hề có chuyện gì xảy ra. Chính vì thế, anh không hề giận ai bao giờ, bởi anh luôn luôn: “Khép cửa một mình hun hút gió/ Một mình riêng một cõi xôn xao”. Ấy vậy mà, mới đây nhà thơ đã nổi cơn giận, dồn cho nhà thơ Trần Mạnh Hảo mấy nhời phán, nhân công bố kết quả cuộc thi thơ trên facebook. Ai ngờ anh lại bị nhà thơ Trần Mạnh Hảo trả đòn. Thế là anh im lặng không tranh luận tiếp nữa. Lại đóng cửa một mình để tự cãi lại với nhà thơ họ Trần trong cơn mơ chăng. Thôi chả dại, mất thời gian. Cơn sáng tác mới lại nổi lên như sóng biển. Thế là nhà thơ lại nhào vô trang facebook, về với khúc sông quê cho nó lành!

Tạp chí THẾ GIỚI MỚI cảm ơn và chia tay bạn đọc
Tạp chí THẾ GIỚI MỚI cảm ơn và chia tay bạn đọc

Tạp chí Thế Giới Mới số cuối cùng vừa được phát hành, đánh dấu sự chấm hết của một ấn phẩm báo chí lừng lẫy một thời. Nhắc đến Thế Giới Mới, bạn đọc nhớ ngay cuộc thi truyện ngắn 1000 chữ, trao giải nhất cho tác phẩm “Đường Tăng” gây xôn xao dư luận. Nhắc đến Thế Giới Mới, bạn đọc nhớ ngay đến những tên tuổi nhà báo như Lê Khắc Hoan, Đỗ Quốc Anh, Trịnh Quân, Phạm Bá Thủy, Vũ Trọng Thanh… Với tâm sự “Cảm ơn và chia tay nhé”, những người thực hiện Thế Giới Mới nhấn mạnh vai trò hiện hữu của ấn phẩm này: “Ra đời khi kinh tế thị trường mới manh nha nhưng chết đi vì những mặt trái của cơ chế quản lý, Thế Giới Mới đành phải chia tay cùng bạn đọc, chia tay với những cộng tác viên thân thiết của mình!”

Thấy gì qua sự kiện Tạp chí THẾ GIỚI MỚI tự đình bản?
Thấy gì qua sự kiện Tạp chí THẾ GIỚI MỚI tự đình bản?

Báo Tuổi Trẻ TPHCM đưa tin “Tạp chí THẾ GIỚI MỚI đề nghị tự giải thể” vì “bị lỗ lớn đến mức 5 tỉ đồng trong 5 năm qua”. Với tư cách Phó Tổng Biên tập phụ trách tạp chí này, nhà báo Vĩnh Thắng giải thích một trong những nguyên nhân dẫn đến thảm cảnh hôm nay: “Lãnh đạo tiền nhiệm của THẾ GIỚI MỚI là anh Nguyễn Xuân Đức đã để lại số nợ hơn hai tỉ đồng, hạch toán lãi giả trong khi lỗ thật. Đặc biệt việc hạch toán này được cả đơn vị kiểm toán mà NXB Giáo dục thuê thực hiện ký công nhận luôn! Đáng nói hơn là NXB đã lập tức cho anh Đức nghỉ việc, rút hồ sơ mà không giải quyết những sai phạm về tài chính, những thiếu sót về điều hành, những khuyết điểm của một đảng viên làm lãnh đạo một tờ báo mà để cho tờ báo bị nhiều “khuyết tật” như vậy!”

Y MIẾU nhạt nhòa bóng dáng thần y
Y MIẾU nhạt nhòa bóng dáng thần y

Nếu ai đi ngang đầu phố Trần Quý Cáp, quận Đống Đa, Hà Nội ắt sẽ thấy một biển báo và chỉ dẫn đường vào Y Miếu. Nhưng người ta nói ngôi miếu này rất gần mà lại rất xa, bởi lẽ nó nằm tại một con phố lọt thỏm trong chợ ga, nên phải hỏi quanh mới lần mò tới được. Nói, phố Y Miếu phải xếp vào loại đường phố nhỏ nhất của Hà Nội, cũng không ngoa. Thậm chí nó còn đạt kỷ lục con phố nhỏ nhất thế giới. Thực ra xưa, ngôi miếu năm trong quần thể rộng lớn Văn Miếu, và là nơi hết sức trang trọng của cái nôi văn hóa đất Hà thành cổ kính ngàn năm. Nhưng nay thì sao?

VŨ TỰ LẪM chơi cho gương vỡ lại lành
VŨ TỰ LẪM chơi cho gương vỡ lại lành

Truyện Kiều có câu “đã mang cái nghiệp vào thân”, thật đúng với số phận của Vũ Tự Lẫm. Bao lần toan bỏ nghề ca hát, ấy nhưng bao đêm đóng cửa tắt đèn muốn ngủ quên sự đời, thì con tim chứa chất máu mê nghệ sỹ lại trỗi dậy, kéo anh dậy, lại lẩm nhẩm một vài lời ca cổ. Không lẩm nhẩm được nữa, rồi anh bật  tiếng hát. Không chỉ hát một mình, anh lay thức người vợ hát theo. Hát chay không đàn sáo. Hát da diết như giãi bày. Rồi giọng hát nền nẩy lại bốc lên như nhập đồng, như mê sảng. Rồi đêm này kéo đêm khác, Tự Lẫm quặn thắt hát. Vợ chồng cùng hát. Hát như để cởi trói tâm trạng bế tắc của chính mình.

NGUYỄN HÒA trả lời phỏng vấn HỒNG THANH QUANG
NGUYỄN HÒA trả lời phỏng vấn HỒNG THANH QUANG

Nhà thơ Hồng Thanh Quang hỏi: “Anh cảm thấy xa cách nhất với những cây bút viết phê bình văn học nào? Tất nhiên, anh có thể không nêu tên họ, nhưng tôi biết, anh là một người thẳng thắn?” Nhà phê bình Nguyễn Hòa trả lời: “Câu hỏi thú vị đấy, nhưng tôi không băn khoăn khi viết ra tên của Bùi Việt Thắng, Nguyễn Văn Lưu, Phạm Quang Trung, Nguyễn Thanh Tú, Đỗ Ngọc Yên, Văn Chinh và Inrasara (nếu coi nhà văn, nhà thơ này cũng là nhà phê bình!),… Vì công việc nên tôi vẫn đọc họ, nhưng hầu như tôi không có khả năng “tiếp nhận” vô số điều mà các tác giả này đã viết”. 

HÀ TIÊN miên man chuyện tình lãng mạn
HÀ TIÊN miên man chuyện tình lãng mạn

Cái xứ cực Nam, phía Tây nước ta được neo cái tên Hà Tiên, chỉ vì xa xưa các cụ nói, đây là nơi bồng lai tiên cảnh hoang vu, chỉ có các nàng tiên trên trời xuống múa ca và ngắm mình trên đầm nước Đông Hồ, vào những đêm trăng rằm. Dù cho đến nay, theo lịch sử cách đây hơn 300 năm, mảnh đất nhỏ bé này đã được người khai sinh ra nó là Mạc Cửu đặt tên, và đã nổi tiếng với mười cảnh đẹp như tranh vẽ trên non, dưới biển, nhưng người dân ở đây vẫn có niềm tin rằng, vào những đêm sáng trăng các nàng tiên thường nhập vào giấc mơ của mình, bay qua mặt nước Đông Hồ, soi gương và cười khúc khích.

TÂN NHÂN nắng tỏa chiều nay
TÂN NHÂN nắng tỏa chiều nay

Nhà báo Lê Khánh Hoài kể: “Cuối năm 2007, một lần sang chơi thăm mẹ, mẹ vẫy lại gần, quàng vai tôi rất âu yếm và nói: “Con gắng đi Mỹ, sang đó tìm nơi ông Thơ (nhạc sỹ Hoàng Thi Thơ) yên nghỉ, thắp cho mẹ một nắm nhang...”. Thế rồi ít lâu sau, vợ chồng tôi có dịp đi Mỹ. Cho đến khi sắp về nước, nhớ lời mẹ, chúng tôi tìm đến công viên vĩnh hằng, nơi nhạc sỹ Hoàng Thi Thơ yên nghỉ, cung kính thay mặt cho mẹ tôi thắp hương cho nhạc sỹ và thưa với ông những tình cảm của mẹ, cũng như nguyện vọng của mẹ về việc đưa những tác phẩm âm nhạc viết về quê hương đất nước rất thắm thiết của ông để giới thiệu với công chúng… Ngay khi về nước, chúng tôi liền đến thăm mẹ Mẹ tỏ ra rất quan tâm tới những tấm hình chụp khi chúng tôi dâng hương cho nhạc sỹ Hoàng Thi Thơ. Mẹ xem rất kỹ từng tấm hình với vẻ mặt hết sức chăm chú, nhưng không nói thêm một lời nào…”

NGUYỄN HUỆ CHI, NGUYÊN NGỌC VÀ PHẠM XUÂN NGUYÊN bị công kích nặng nề trên báo Văn Nghệ TPHCM
NGUYỄN HUỆ CHI, NGUYÊN NGỌC VÀ PHẠM XUÂN NGUYÊN bị công kích nặng nề trên báo Văn Nghệ TPHCM

Trong những ngày nhân dân cả nước tiếc thương vĩnh biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người được nhân dân tôn vinh là anh hùng dân tộc, một vị tướng thiên tài, đồng thời cũng là một Đảng viên luôn mẫu mực, một học trò xuất sắc của Bác Hồ, thì Hội Nhà Văn Hà Nội do Phạm Xuân Nguyên làm chủ tịch đã có hành động ngược lại. Họ đã trao giải thưởng văn chương, tôn vinh ông Huệ Chi và ông Nguyên Ngọc, những người đã có những hành động chống lại Đảng và Nhà nước, phủ nhận thành quả cách mạng, trong đó có sự đóng góp rất lớn của Đại tướng, người từng trả lời Đạo diễn người Pháp Daniel Russel trong bộ phim “Cuộc chiến giữa Hổ và Voi”: “Tôi đã cống hiến cả cuộc đời mình, từng ngày, từng giờ, từng phút để phục vụ Đảng và nhân dân Việt Nam. Tôi chẳng hối tiếc gì cả”.

Thị trấn bên đường - Kỳ 2
Thị trấn bên đường - Kỳ 2

Andrew và tôi ngồi trong xe hơi, cửa kính hạ xuống. Tôi nghe được tiếng nhạc vẳng ra từ radio và nghĩ đó là máy của cô gái hay bạn trai cô ta.Tôi khát quá, ra kỏi xe, tìm một chỗ mát mẻ, hay một cái máy bán thức uống, đâu đó trong công viên. Tôi mang quần đùi và sau hai bắp chân ướt lẫm mồ hôi. Tôi thấy một vòi nước uống bên kia công viên và đi tới đó bằng lối vòng dưới bóng hàng cây. Không có gì là có thật cả cho đến khi bạn bước ra khỏi xe. Lừ đừ vì nóng, vì mặt trời trên các ngôi nhà bỏng rộp lửa, hè đường, cỏ cháy, tôi bước đi chậm chạp. Tôi chú ý đến một chiếc lá bị dẫm nát, bóp vụn một que khuấy cà phê dưới gót giày, nheo mắt nhìn thùng rác cột vào thân cây. Đó là cách bạn quan sát những vật hèn mọn nhất bỗng trồi lên bề mặt thế giới, sau khi bạn đã lái xe đi thật lâu- bạn cảm nhận được tính chất riêng biệt của chúng, nơi cư ngụ chính xác và nỗi trùng hợp tình cờ đáng thương của việc bạn cũng có mặt nơi đây để nhìn ngắm chúng.

Thị trấn bên đường - Kỳ 1
Thị trấn bên đường - Kỳ 1

Lời giới thiệu của người dịch: “Kín đáo, khiêm cung, Alice Munro không phải là người của công chúng, và ít khi xuất hiện trên báo chí, ngoại trừ tác phẩm của mình. Cách đây bốn năm, khi tôi đến nghe một buổi hội thảo ở Vancouver sau giải Man Booker International, với nhiều nhà văn nổi tiếng như Margaret Atwood đọc những tham luận xúc động, đ ầy yêu mến, nhằm tuyên dương tác phẩm của bà, Alice Munro đã không có mặt. Trên thế giới nhiều người vẫn không biết đến tên bà- m ặc dù n ăm 2005, tuần báo Time đã chọn bà là một trong 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất- cho đến ngày 10 tháng 10 năm 2013 vừa qua. Ngày hôm đó, Ủy ban giải thưởng Nobel đã không thể liên lạc được với nhà văn để báo tin vui. Các độc giả cũng không tìm đọc bà như tìm đến các tên tuổi văn học khác, đôi khi họ bắt gặp bà một cách tình cờ trên kệ sách, và tự hỏi: bà này là ai?”

Lên TÂN CƯƠNG nghe trà kể chuyện thăng trầm
Lên TÂN CƯƠNG nghe trà kể chuyện thăng trầm

Trời se lạnh. Tôi đang đi trong cảm xúc hoang hoải của miền đất bán sơn địa, trên đất Thái Nguyên, bỗng có những tiếng cười ròn rã trên một đồi chè. Tôi ngước nhìn, thì ra đã là Tân Cương, với cái biển đề to đùng của một nhà máy, như một cái mốc biên giới của một vùng chè nổi tiếng. Sông Công chảy êm đềm, uốn khúc giữa những đồi chè xanh ngút ngát. Một con thuyền vào lấy hàng của gia chủ. Thế là tôi sán vào hỏi han mấy ông đang ngây ngất với điếu thuốc lào. Sẵn có ấm trà. Họ mời tôi một chén. Nhận ra cái chất của trà Tân Cương Thái Nguyên, có vị ngọt đọng lại sau hương hoa sói.

Hậu nhân của MẠC CỬU
Hậu nhân của MẠC CỬU

Danh nhân Mạc Cửu lập nên đất Hà Tiên, được thụ phong Khai Trấn Quốc Công. Về Hà Tiên, thấy tượng đài Mạc Cửu uy nghiêm ngay cổng chào thị xã. Hơn nữa, khu lăng mộ họ Mạc hoành tráng trên một ngọn đồi thật đẹp, khiến mình nảy sinh âm mưu đổi sang... họ Mạc! Bà chủ tiệm bánh nổi tiếng nhất Hà Tiên có cô con gái 19 tuổi xinh mơn mởn lại rất khéo tay. Nhai nhóp nhép món bánh trứng do nàng làm, mình nghĩ vớ được em này khỏi sợ... đói. Dù mang tiếng chuột sa hủ nếp hay giun chui ống... mật, mình cũng quyết tâm tiếp cận bà chủ tiệm bánh.

NGÔ KHẮC TÀI đọc tập thơ "Chấm" của NGUYỄN NGỌC TƯ
NGÔ KHẮC TÀI đọc tập thơ "Chấm" của NGUYỄN NGỌC TƯ

Điều ghi nhận đầu tiên khi đọc Chấm phải đọc thật chậm rãi, đọc rồi nên đọc lại. Rất á ngộ. Thói quen của nhà thơ khi viết thường quen theo kiểu chơi  khuôn khổ âm điệu. Nhà văn mà làm thơ lại rất tự do phóng khoáng phá cách xuôi ngược xấp ngửa so le đủ kiểu chơi không vần, muốn ngắt câu chỗ nào tùy tiện. Ở chấm cũng vậy. Toàn tập thơ chẳng có vần điệu, niệm luật, chữ nghĩa cứ tuông trào, vun vải. Câu thơ như câu văn xuôi. Văn đọc như thơ thì khen, nói ngược lại sẽ có người không chịu. Vậy là thơ thẩn nước nôi nổi gì. Nhưng nó chính là thơ. Vì thơ là gì thật khó định nghĩa. Và ranh giới giữa thơ và văn ngày nay đôi lúc cũng khó phân biệt rạch ròi. Nhưng nó chính là thơ bởi vì nó vẽ ra thật nhiều hình ảnh lung linh, gợi ra cho người nhiều cảm xúc mới mẻ...

Kỳ nhân xứ sở cao nguyên
Kỳ nhân xứ sở cao nguyên

Một người rất mộc. Một vóc dáng xù xì, mạnh mẽ. Một nụ cười rộng mở và chân tình. Đó là ca sĩ, nhạc sĩ Y Phôn, thuộc biên chế Đoàn ca múa Đăk Lăk. Tôi đã từng xem và nghe anh hát trên truyền hình, nhưng nếu không gặp trực tiếp thì không thể hình dung được một Y Phôn hay ứa nước mắt đến thế. Tôi đòi nghe anh hát bài “Bước chân trần”, trực tiếp, không nhạc đệm và không âm thanh khuếch đại. Anh kể đó là một kỷ niệm bất ngờ, trong một chuyến đi với cố NSND Y Moan về nhà một người bạn vào năm 1995. Anh bắt gặp một ông già đi chân đất trên đường, với dáng mệt mỏi cùng chiếc túi vải trên vai. Y Phôn chợt liên tưởng như thấy người cha thân yêu của mình đang ở quê. Cả một đời ông cũng thế chân trần kiếm từng miếng ăn nuôi các con. Niềm xúc động dâng trào. Những âm thanh vang lên trong tâm tưởng cùng nước mắt thương cha cứ chảy ra trên con đường bụi đỏ. Khi đi hết con đường, bài hát đã hoàn thành...

Bồng bềnh cánh sóng Cà Ty
Bồng bềnh cánh sóng Cà Ty

Nhà thơ La Văn Tuân say sưa trò chuyện, đôi mắt anh như mơ màng qua mắt kính, có lẽ những cảm xúc đang dâng tràn trong tâm hồn anh. Lát sau anh lại sôi nổi kể, con sông rạo rực nhất vào mùa xuân khi các đoàn thuyền của các phường xã đua nhau trong mùa lễ hội hàng năm. Những chàng trai luôn luôn muốn chứng minh đội của mình chính là những đoàn thuyền vượt qua báo sóng gió biển khơi và là những người chiến thắng. Nào đội Phú Trinh, Bình Long, Mũi Né hay đội Đức Nghĩa, Đức Thắng, Lạc Đạo...Tất cả đã sẵn sàng và thể hiện hết sức mình. Ai chiến thắng, đâu có gì là quan trọng mà tất cả đều phải dựa vào nhau trên mọi bước đường đời, mọi nẻo trên biển khơi. Họ hò reo. Họ ca hát. Họ nhảy múa. Và, mọi con thuyền đều bay bổng trong niềm hân hoan, bởi cả năm vất vả trên biển khơi. Những lá cờ bay và muôn ngàn nhịp trống rộn ràng trên sông đã tạo nên một khuôn mặt khác lạ của Phan Thiết; Bừng sáng, trẻ trung và đầy sức sống...

THƠ và không chỉ là THƠ
THƠ và không chỉ là THƠ

Nhà phê bình Mã Giang Lân băn khoăn: “Chưa có thống kê đối sánh để nói thơ ồ ạt bung ra quá nhiều so với các loại hình in ấn khác. Đúng là nhiều và có nhiều tập thơ kém chất lượng. Nhưng có phải vì thế mà “loạn chuẩn”? Không nên đặt chuẩn, ép chuẩn theo trình độ thị hiếu của một vài người nào đó. Mỗi người làm thơ, đọc thơ có cái chuẩn của riêng mình. Bấy nhiều người làm thơ đọc thơ với những tâm trạng hoàn cảnh khác nhau, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp khác nhau sẽ hình thành rất nhiều cách đánh giá, định giá thang bậc cho thơ. ở đây cũng không phải lỗi của thơ nhiều, ít. Cái loạn hiện nay là “loạn giá trị” mà trách nhiệm đầu tiên thuộc về những người viết phê bình giới thiệu”.

Quảng cáo tập thơ Chấm của NGUYỄN NGỌC TƯ
Quảng cáo tập thơ Chấm của NGUYỄN NGỌC TƯ

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư được xem như một hiện tượng văn chương Việt Nam thập niên đầu tiên của thế kỷ 21. Hầu hết tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư như “Ngọn đèn không tắt”, “Cánh đồng bất tận”, “Gió lẻ” hay “Khói trời lộng lẫy” đều bán rất chạy. Đùng một cái, Nguyễn Ngọc Tư chuyển sang làm… thơ. Ngỡ chỉ cảm hứng bất chợt, ai dè Nguyễn Ngọc Tư in tập thơ “Chấm”. Thời buổi này, thơ cực kỳ khó bán, nếu không muốn nói là không thể bán. Thơ in 500 bản có khi ba năm sau còn tặng chưa hết. Vậy mà “Chấm” in hai ngàn bản, giá bìa 70 ngàn đồng. Phen này, nếu “Chấm” bán hết thì…không khéo lại có biến động lớn. Theo nhà văn Đỗ Bích Thúy bình luận: “Chấm” ăn khách, khối nhà văn sẽ lên cơn sốt thi ca, và ai cũng làm thơ thì Hội Nhà văn VN sẽ không có tác phẩm để… trao giải thưởng văn xuôi hàng năm!

HUYỀN CHÍP xách ba lô đến chốn thị phi
HUYỀN CHÍP xách ba lô đến chốn thị phi

Trong xu hướng hội nhập toàn cầu, khao khát được bước chân ra thế giới trở nên cháy bỏng trong trái tim không ít người Việt Nam . Đặc biệt là giới trẻ, cuộc sống ở những vùng đất khác và những nền văn minh khác bên ngoài biên giới luôn có sức thu hút kỳ lạ. Không có điều kiện du học hoặc du lịch, thì tìm đọc những cuốn sách viết về các địa danh nổi tiếng. Nắm được tâm lý ấy, hàng loạt tác phẩm dạng này được ấn hành và bán rất chạy như “Oxford thương yêu”, “Venise và những cuộc tình Gondola”, “Chuyện tình Paris”, “Không khóc ở Kuala Lumpur”… Tuy nhiên, thế kỷ 21 là thế kỷ của văn học tự sự. Yếu tố hư cấu bay bổng dần dần nhường chỗ cho yếu tố trải nghiệm thực tế. Bên cạnh thể loại hồi ký, thì thể loại du ký cũng đầy hứa hẹn với thị trường sách. Vì vậy, khi cô gái Nguyễn Thị Khánh Huyền lấy bút danh Huyền Chip tung ra cuốn sách “Xách ba lô lên và đi” đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của bạn đọc.

Cẩm Giàng vẫn còn lưu dấu tích TỰ LỰC VĂN ĐOÀN
Cẩm Giàng vẫn còn lưu dấu tích TỰ LỰC VĂN ĐOÀN

Chợ huyện Cẩm Giàng (Hải Dương) xinh như một bài thơ. Nhưng lại là những câu thơ buồn khi tôi sực nhớ lại chuyện của “Cô hàng xén”, mà Thạch Lam đã viết tại nơi đây. Mỗi lần qua chợ là tôi không kìm được bước chân nhẹ gót tạt qua dãy hàng xén. Ngắm từng người bán hàng và tôi cứ mường tượng rằng kia là cô Tâm, nọ là cô Tâm, đấy là cô Tâm và tôi là anh giáo nghèo ngày nào mê ly cô bé ấy. Nhưng rồi hạnh phúc khuất nẻo ở nơi nào. Cô hàng xén vẫn phải chắt chiu từng cắc, từng xu để nuôi mấy miệng ăn, rồi vẫn phải lo cho đứa em ăn học. Mỗi lần về nhà là lại một lần thổn thức với nỗi buồn nghèo khó. Nó đeo đẳng với những lo toan không bao giờ dứt ra khỏi cuộc đời. Tiếng thở dài nẫu ruột của Tâm như muốn nuốt vào lòng những niềm hy vọng mơ hồ về một tương lai mông lung, nơi xóm chợ nghèo...

Tạp chí đắt giá NHÀ VĂN & TÁC PHẨM ra mắt số đầu tiên
Tạp chí đắt giá NHÀ VĂN & TÁC PHẨM ra mắt số đầu tiên

Sau một thời gian chuẩn bị với không ít ý kiến tranh biện chính thống lẫn những xì xầm vỉa hè, Tạp chí Nhà văn và Tác phẩm số đầu tiên đã được ra mắt. Được sáp nhập của hai tờ tạp chí: Nhà văn và Văn học nước ngoài, Nhà văn và Tác phẩm là tạp chí sáng tác, lý luận phê bình và dịch văn học của Hội Nhà văn Việt Nam . Tạp chí dày 200 trang, khổ 20 x 28, xuất bản 2 tháng 1 kỳ, gồm 2 phần: Văn học trong nước và văn học nước ngoài. Tạp chí Nhà văn và Tác phẩm có giá bán lẻ 60 ngàn đồng, lập kỷ lục về ấn phẩm văn chương bán đắt nhất Việt Nam . Thay mặt những người thực hiện, nhà văn Nguyễn Trí Huân từng làm Tổng Biên tập Văn Nghệ Quân Đội rồi làm Tổng Biên tập Văn Nghệ, bây giờ làm Tổng Biên tập Nhà văn và Tác phẩm, kêu gọi: “Tạp chí mong muốn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các nhà văn, bạn đọc, các tổ chức doanh nghiệp và cá nhân để tờ Tạp chí có thể đứng vững trong cơ chế thị trường, làm sinh động và phong phú thêm đời sống văn học và văn hóa trong giai đoạn hội nhập và phát triển đấ

Báo SỨC KHỎE ĐỜI SỐNG khám tổng quát Nhóm MỞ MIỆNG
Báo SỨC KHỎE ĐỜI SỐNG khám tổng quát Nhóm MỞ MIỆNG

Khoảng hơn chục năm trở lại đây, cứ thi thoảng người ta lại nghe thấy ở đâu đó xuất hiện hoặc hâm nóng lại một nhóm người chuyên viết ra những câu chữ quái dị rồi đặt cho chúng một cái tên gọi khá kêu: "thơ". Nhưng chính những người của nhóm Mở miệng tự nhận những thứ mà họ viết ra là "thơ dơ, thơ rác, thơ nghĩa địa". Thế mà vẫn có người tung hô những thứ đó. Kể cũng lạ (!?). Các thành viên tham gia sáng lập nhóm Mở miệng lúc đầu có 4 người gồm: Lý Đợi, Bùi Chát, Khúc Duy và Nguyễn Quán, sau đấy có thêm vài người nữa. Nhưng hiện tại chỉ còn có Lý Đợi đóng vai trò thủ lĩnh tinh thần, Bùi Chát giữ chân như một "giám đốc điều hành" cái gọi là "Nhà xuất bản Giấy vụn", chuyên photocopy và phát tán lên mạng những thứ được các thành viên trong nhóm viết ra. Họ tự cho rằng mình đã tạo ra được một "dòng thơ mới" để đối lại với thơ ca truyền thống đã được công chúng đón nhận từ bấy lâu nay.

ĐÀ LINH mê mải viết sách và làm sách
ĐÀ LINH mê mải viết sách và làm sách

Thời nhà văn Đà Linh là người chịu trách nhiệm bản thảo, sách của NXB Đà Nẵng thường được người mua tin bởi đã được đảm bảo chất lượng. Tên của một thành phố, nhưng NXB Đà Nẵng đã trở thành đơn vị xuất bản hàng đầu. Điều này thì giới văn chương báo chí và người đọc còn nhớ. Đà Linh sinh năm 1958 tại Hà Nội. Mỗi lần anh từ Đà Nẵng ra Hà Nội, tôi dùng từ trở về Hà Nội là theo nghĩa ấy. Ba của anh là người Quảng Nam tập kết ra Bắc năm 1954, Đà Linh quê quán miền Trung nhưng kỷ niệm tuổi thơ và thời thanh niên đại học là ở Hà Nội. Anh yêu Hà Nội và thương Quảng Nam - Đà Nẵng. Hai nơi anh gắn bó và là động lực cho anh làm xuất bản. Đặt tên cho con gái là Đà Linh cũng là một cái tên của quê hương. Rồi anh lấy tên con gái làm bút danh viết văn. 

Người lái xe của Bác Hồ và Bác Tôn
Người lái xe của Bác Hồ và Bác Tôn

Ông là người duy nhất nhiều năm lái xe cho cả hai vị Chủ tịch nước: Bác Hồ và Bác Tôn. Về hưu đã hơn 10 năm nhưng lúc nào ký ức về những ngày được lái xe cho Bác Hồ và Bác Tôn cũng sống động trong ông. Song không dễ gì có người biết điều đó, bởi vì ông luôn khiêm tốn, giản dị, ít nói về mình nên nhiều người gặp ông không biết ông đã lái xe cho hai vị Chủ tịch nước lâu đến thế! Ông là Nguyễn Văn Mùi, nguyên Đoàn trưởng Đoàn xe của Văn phòng Chính phủ.

Phim Việt đang đối mặt vấn nạn khen bừa chê ẩu
Phim Việt đang đối mặt vấn nạn khen bừa chê ẩu

Bằng tâm huyết của một nhà văn gắn bó nhiều năm với điện ảnh, tác giả Tô Hoàng lưu ý: “ Với phim dành cho màn ảnh lớn, công tác PR đặc biệt quan trọng, nên trong nhiều trường hợp nhà sản xuất còn “đánh động” ngay từ trước ngày phim bấm máy. Với loại phim này công việc giới thiệu phê bình phim biến tướng thành những căn bệnh khác. Ví như phim của các đạo diễn đang dành kỷ lục về doanh thu thì người viết chỉ được quyền khen; chê liền “lạc bầy” ngay, dù bộ phim đó chỉ thuần túy bày đặt sự lố lăng, nhăng nhố để kích thích trí tò mò nhắm lôi kéo giới trẻ tới rạp… Khi  bộ phim nhựa “Đường đua” của cặp vợ chồng nghệ sỹ Hồng Ánh - Nguyễn Thanh Sơn ra mắt người xem hầu như có cả một loạt các bài báo tung hô… Loạt bài báo công kênh “Đường đua “ lên vai gợi lên một sự hiếu kỳ, rằng sao chúng giống nhau đến thế ở ngay từng chứng cứ dẫn ra ca ngợi… ”

Cùng DƯƠNG ĐỨC QUẢNG nghe Tiếng Tụng Kinh Trong Căn Nhà Vị Tướng
Cùng DƯƠNG ĐỨC QUẢNG nghe Tiếng Tụng Kinh Trong Căn Nhà Vị Tướng

Nhà báo Dương Đức Quảng cầm bút ngay trong giai đoạn chiến tranh khốc liệt nhất vào thập niên 60 của thế kỷ trước. Sau ngày đất nước thống nhất, dù ở cương vị nào, ông cũng gắn bó với nghề báo. Và nghề báo như cái nghiệp không thể dứt rời khi nhà báo Dương Đức Quảng đã được nhận sổ hưu. Sự trải nghiệm một đời, sự tích lũy một đời của nhà báo Dương Đức Quảng ít nhiều phản ánh qua cuốn sách “Tiếng tụng kinh trong căn nhà vị tướng” dày hơn 500 trang, do NXB Lao Động vừa ấn hành. Nhiều bài viết rút ra từ “Tiếng tụng kinh trong căn nhà vị tướng” khi xuất hiện lại trên trang blog này, vẫn rất được độc giả tán thưởng. Để đồng nghiệp và bạn bè hiểu thêm về “Tiếng tụng kinh trong căn nhà vị tướng”, xin trân trọng trích giới thiệu lời tựa của nhà báo lão thành Hữu Thọ!

Tây Tiến người đi không hẹn ước
Tây Tiến người đi không hẹn ước

Thực ra chúng tôi rất tình cờ nhập vào con đường Tây Tiến, cách thành phố Hòa Bình chừng 10 cây số. Mấy anh em có kế hoạch “phượt” một mạch thẳng ra bến Thung Nai, thuộc huyện Đà Bắc, rồi có thể tạt ngang đây đó tùy thích. Thì ra con đường quanh núi dẫn chúng tôi đi, đã in dấu những bước chân hành quân của những chiến sĩ, thuộc trung đoàn Tây Tiến năm 1947. Không mấy ai không biết đến bài thơ Tây Tiến đầy bi tráng của cố thi sĩ Quang Dũng. Có người bất ngờ đọc lên mấy câu “ Tây Tiến người đi không hẹn ước/Đường lên thăm thẳm một chia phôi... ”. Ai ai cũng thấy nôn nao trong lòng. Đúng vậy, con đường vẫn hun hút trong bình minh, véo von trong tiếng chim hót, và chúng tôi vượt dốc...

Học giả PHAN NGỌC trong mắt một người chép thuê
Học giả PHAN NGỌC trong mắt một người chép thuê

Thật tình cờ, trong lần trò chuyện với một bạn học cũ, tôi biết được điện thoại và được gặp lại ông bà sau gần nửa thế kỷ xa cách. Bà mở cửa căn hộ tầng 6, khu chung cư Mỹ Đình- Hà Nội, thấy tôi, hồ hởi: “Bao nhiêu lần cô hỏi thăm tin tức về cháu. Một dạo nghe tin cháu đi B (miền Nam ) và đã hy sinh, cô cứ bảo với chú, thương cháu quá chừng! Nào ngờ hôm nay lại được gặp cháu!”. Ông ra đón tôi, bước đi đã chậm, nhưng đôi mắt vẫn còn tinh anh. Ông là Phó giáo sư, dịch giả nổi tiếng Phan Ngọc, người mà tôi đã có những ngày được chép thuê những trang sách dịch của ông, người mà tôi hằng cảm phục và kính mến.

TRƯƠNG NAM CHI trắc ẩn cùng Dốc Thiêng
TRƯƠNG NAM CHI trắc ẩn cùng Dốc Thiêng

“Dốc thiêng” là một tiếng thở dài về nhân tình thế thái bằng thơ của một phụ nữ đã qua tuổi “Ngũ thập tri thiên mệnh”. Ở tuổi đó, người đàn bà mang tên Trương Nam Chi đã lặng lẽ chiêm nghiệm lại cuộc đời mình với những tiếc nuối không thể nào quay lại được: “Đêm vuốt ngược/ Dốc/ Đàn bà – Hương hoa thầm gọi/ Ngỡ là/ Đương xuân”…. “Đêm vuốt ngược” là một thi ảnh sắc bén và độc đáo. Những câu Lục Bát gãy nhịp tạo nên một ám ảnh Thiền, vừa mơ hồ mà vừa rõ rệt. Ám ảnh ấy còn được nhắc lại ở “Thinh không”: Rót vào/ Khoảng lặng không gian – Hồi chuông tịnh độ/ Nhịp nhàng khoan thai…”. Từ ám ảnh gốc ấy, cảm xúc Trương Nam Chi đã tỏa ra nhiều chiều, trên nhiều cung bậc xao xuyến đến lạ lùng. Trước thực tại hôm nay, Trương Nam Chi không né tránh như nhiều nhà thơ nữ khác.

NGÔ KHẮC TÀI và Tháng Bảy tu phước báo hiếu
NGÔ KHẮC TÀI và Tháng Bảy tu phước báo hiếu

Dân gian có câu nói: giúp của không giúp đũa ăn cơm. Có nghĩa là anh đói tôi giúp cho tiền bạc nhưng nghề nghiệp, cách làm ăn lại giấu kín không chỉ. Chẳng ai chỉ đường đi buôn. Bấy lâu cứ tưởng câu nói cho người một con cá không bằng cho cần câu là của dân gian không ngờ chính Lão Tử đã nói câu ấy. Tương tự đức Phật có dạy ba loại tài thí, vật thí và pháp thí. Pháp thí được xếp cao hơn cho thấy việc tu phước chẳng dễ. Theo kinh, Phật dạy vật đem bố thí có mười loại thường thấy như bố thí vật thực, nước uống, vải, xe cộ, bông hoa, vật thơm, vật để xức, chỗ nằm, chỗ ở, đèn. Về miền Tây ta thấy ở thôn quê trước cửa mỗi nhà để lu nước uống, hoặc là ở thành phố Hồ Chí Minh nhiều ngả đường thấy để thùng nước đá trà dành cho kẻ lở đường – đó là bố thí nước.

Xóm WEBSITE nổi tiếng ở đồng bằng Bắc Bộ
Xóm WEBSITE nổi tiếng ở đồng bằng Bắc Bộ

“Phóng viên xóm” Đỗ Văn Hiệu cho biết, khi website đi vào hoạt động, xóm bầu ra một nhóm những người chuyên trách cập nhập thông tin gọi là “tổ biên tập web”. Tổ này có 5 người gồm anh Hiệu, anh Cần, anh Nhã và hai phụ nữ phụ trách mảng văn, thơ. Với một chiếc máy ảnh kĩ thuật số loại nhỏ, một quyển sổ, một cây bút, những phóng viên này bủa đi… khắp xóm để lấy thông tin mặc dù chưa một ngày được học cách chụp ảnh hay viết tin, bài. Từ chuyện ma chay, hiếu, hỉ, giỗ chạp cũng được các anh ghi lại chi tiết. Sau khi viết tin, bài xong, những “phóng viên xóm” này gửi qua thư điện tử cho anh Nam, người phụ trách biên tập và trực tiếp đẩy trên website. Anh Hiệu cho biết, với một sự kiện bình thường, diễn ra vào buổi sáng thì tầm chiều tối là có trên website.

NGUYỄN NGỌC PHÚ nẻo về tuổi thơ
NGUYỄN NGỌC PHÚ nẻo về tuổi thơ

Trong phần lớn những chặng đường đời đã qua, Nguyễn Ngọc Phú vẫn ngày ngày đều đặn đi về với nơi chốn sinh dưỡng ra anh: làng Thạch Kim ở vùng biển Cửa Sót. Với anh, quê hương có ý nghĩa thật đặc biệt: “Tôi đi xa qua những tháng năm dài/ chiếc ba lô xanh màu quân phục/ mới đến đầu thôn cả xóm làng đã biết/ Quê hương mình đùm bọc lấy hồn tôi”. Gắn bó với làng quê suốt tuổi ấu thơ, xa cách, rồi anh lại trở về hòa mình với nhịp sống quen thuộc, tưởng như cảnh vật cũng già theo những trải nghiệm đời người. Cái khoảnh khắc “Thót một tia tôm càng/ Búng giật lùi kí ức” đã trả tâm hồn người nghệ sĩ về với bản nguyên của nó, để anh được nhìn vạn vật quanh anh bằng cái nhìn tươi mới trong sự ngạc nhiên ban đầu.