Một người khiếm thị vẫn luôn có thế mạnh về thính giác. Thơ
Huỳnh Suy Siêng thường biểu đạt bằng trạng thái “nghe”. Tuy nhiên, ông không
chỉ nghe bằng đôi tai mà nghe bằng cả trái tim nữa: “Nghe nỗi nhớ dài thêm. Nghe lá chiều gió lật”. Có lẽ, không ít
người băn khoăn, Huỳnh Duy Siêng bị mù từ nhỏ và không hề biết chữ, vậy ông làm
thơ bằng cách nào? Suốt ngày Huỳnh Duy Siêng lủi thủi vào ra, chỉ có cái đài để
bầu bạn và để kết nối với thế giới. Giữa nghiệt ngã số phận ấy, giữa âm u bóng
tối ấy, thơ đã tìm đến với ông. Ông hình thành ý tứ trong đầu, rồi sắp xếp một
bài thơ hoàn chỉnh trước khi đọc ra, nhờ người khác ghi chép lại. Khi sáng tạo
thi ca vượt qua bóng tối học vấn và bóng tối định mệnh, thì mỗi bài thơ của
Huỳnh Duy Siêng có giá trị bằng hai bài thơ. Bởi lẽ chính khao khát sống, rung
cảm sống của Huỳnh Duy Siêng đã là một bài thơ cho chúng ta rồi!
ÁNH SÁNG THI CA TRONG BÓNG TỐI SỐ PHẬN
LÊ THIẾU NHƠN
Một người mù từ nhỏ, chưa bao giờ được học chữ, nhưng vẫn
sáng tác được hàng trăm bài thơ. Liệu có thể tin được kỳ tích ấy không? Đã
nhiều lần tôi muốn viết về ông, nhưng cứ lần lữa, vì nghĩ rằng, đối với một
người đặc biệt như nhà thơ khiếm thi Huỳnh Duy Siêng, thì vài dòng thương cảm
ngọt lạt hay mấy câu khâm phục vu vơ không thuyết phục bằng một hành động cụ
thể nào đó dành cho ông. Tuy nhiên, bây giờ tôi muốn kể câu chuyện về ông để
mọi người cùng chia sẻ mơ ước cuối đời của ông!
Nhà thơ khiếm thị Huỳnh Duy Siêng và tôi có mối quan hệ đồng
hương. Thế nhưng, không vì chút riêng tư ấy mà tôi có ý định ca ngợi quá lời về
ông. Do đặc thù nghề nghiệp cá nhân, tôi đã đi khắp đất nước và đã gặp gỡ hàng
trăm người làm thơ. Vậy mà, khi đặt trong tương quan so sánh, tôi không thấy ai
có số phận độc đáo như Huỳnh Duy Siêng ở Phú Yên. Ngồi trước ông, nếu không chú
tâm đến cặp kính đen trên khuôn mặt, thì chắc không mấy người biết Huỳnh Duy Siêng
bị mù. Bởi lẽ, từng cử chỉ của ông, từng giọng cười của ông đều lấp lánh niềm
tin yêu cuộc sống.
Huỳnh Duy Siêng sinh năm 1937. Khi vừa lên ba tuổi, Huỳnh
Duy Siêng bị bệnh đậu mùa. Cái vùng đất Tuy Hòa ngày ấy chỉ là một thị trấn
nhỏ, thưa thớt dân cư, bác sĩ càng hiếm. Dù gia đình đã cố sức chạy chữa, nhưng
biến chứng của bệnh đậu mùa đã cướp đi đôi mắt của ông. “Hơn 70 năm qua, tui
sống trong bóng tối triền miên”, ông Huỳnh Duy Siêng thổ lộ nhẹ nhàng. Tôi thắc
mắc, khi bước vào giai đoạn nào trong đời, thì ông mới thấy sự thiệt thòi của
mình? Không chút đắn đo, Huỳnh Duy Siêng trả lời mạch lạc: “Tui còn nhớ rất rõ,
đó là lúc mấy đứa hàng xóm sang chơi nhà tui khoe rằng, ngày mai tụi nó sẽ đi
học. Năm ấy 7 tuổi, tui nói với má tui: “Sao con không được đến lớp?” Má tui
không nói gì, bà ôm tui thật chặt vào lòng. Tui lặp lại câu hỏi ấy đến lần thứ
ba, thì nghe nước mắt rơi lộp độp trên mặt tui. Má tui khóc. Những giọt nước
mắt nóng hổi đã dạy tui rằng, cái sự mù của tui chính là vết thương khủng khiếp
đối với má tui. Từ đó, tui không hỏi nữa. Tui sợ má tui buồn!”
Gia đình không đến nỗi túng thiếu, nhưng thập niên 40 của
thế kỷ 20 thì chữ nổi chưa du nhập đến xứ sở mà Huỳnh Duy Siêng sinh sống, nên
ông chấp nhận mù chữ. Tuy nhiên, Huỳnh Duy Siêng vẫn có phương pháp học của
ông. Mỗi ngày ông lén trốn khỏi nhà, lò dò đi theo tụi bạn đến trường tiểu học.
Bạn bè ngồi trong lớp, còn ông ngồi ngoài hành lang. Dù nghe tiếng được tiếng
mất, nhưng bài văn vần nào lọt vào tai thì ông thuộc ngay lập tức. Khốn nỗi,
những ngày học… chui kéo dài không được bao lâu. Một hôm ông vừa dọ dẫm đến
trường thì nước lụt tràn về. Học trò sáng mắt di tản hết, còn ông quờ quạng
không biết chạy đường nào. Ông ôm được một gốc cây, và cứ đứng yên giữa mưa gió
cho đến khi… không biết gì nữa. Huỳnh Duy Siêng hồi tưởng: “Tui tỉnh lại lúc
nghe tiếng kêu thất thanh của má tui. Sau cả buổi tìm kiếm, má tui phát hiện
tui đã cứng đờ bên gốc cây. Bế tui về nhà, thấy toàn thân tui lạnh ngắt, má tui
tưởng tui đã chết nên gào thảm thiết. Cái câu than trách gần như một sự vô vọng
của má tui khiến tui không dám mạo hiểm tự ý ra khỏi nhà nữa. Tui nghĩ rằng,
nếu tui gặp tai nạn gì chắc má tui không sống nổi!”. Tôi tò mò: “Má của ông đã
kêu gì mà ông ám ảnh vậy?”. Âm thanh từ miệng Huỳnh Duy Siêng trầm hẳn xuống:
“Giữa sấm chớp đì đùng, tui nghe má tui kêu “trời ơi là trời” rất ai oán và não
nùng!”.
Sau cú thoát hiểm trong gang tấc kia, Huỳnh Duy Siêng không
lén đến trường nghe giảng bài nữa. Huỳnh Duy Siêng quanh quẩn trong sân nhà,
khỏe thì trèo cây, mệt thì nghe đài. Mỗi chiều, khi cha tan sở, Huỳnh Duy Siêng
nài nỉ cha dắt xuống biển để tập bơi. Cơn lụt dạo nào đã giúp ông biết được,
người mù không biết bơi sẽ không xoay sở được khi gặp sóng nước. Chỉ mất vài
tháng, Huỳnh Duy Siêng bơi giỏi hơn tất cả lũ trẻ láng giềng. Và cũng nhờ sớm ý
thức tập bơi mà mấy chục năm sau ông đã có dịp chiến thắng thủy thần một cách
ngoạn mục. Năm 1993, Phú Yên bị một trận lụt lịch sử. Đúng hôm ấy, Huỳnh Duy
Siêng có hẹn đi đọc thơ giao lưu bên kia sông Chùa. Khi những vần điệu du dương
kết thúc, thì mấy chục thi sĩ cấp tỉnh lẫn cấp huyện đều hồn xiêu phách tán vì
nước lụt giăng kín bốn bề. Người sáng mắt hoảng hốt tìm đường tháo chạy, riêng
Huỳnh Duy Siêng vẫn bình tĩnh. Ông bàn bạc với những người đi cùng và nhẩm
tính, nếu đi đường cũ về thì phải vượt qua 10 cây số mà đường xá đã bị nước phủ
trắng xóa rồi, cứ bơi cắt ngang sông Chùa sẽ đến nhà nhanh nhất. Sau khi xác
định chỉ cần bơi thẳng hướng sẽ là bờ bên kia của thị xã Tuy Hòa, nhà thơ khiếm
thị Huỳnh Duy Siêng lao mình xuống nước và bơi một mạch. Những người còn lại ngạc
nhiên đến mức tái mặt, nhưng cũng tăm tắp làm theo Huỳnh Duy Siêng. Kết quả,
nhà thơ mù 56 tuổi Huỳnh Duy Siêng đã dẫn đám thi hữu trẻ về đến nơi an toàn!
Khi nỗi đau về đứa con đầu lòng bị mù dần tan biến, mẹ của
Huỳnh Duy Siêng sinh thêm hai người con nữa. Vậy là Huỳnh Duy Siêng có một đứa
em trai và một đứa em gái. Những buổi tối, khi hai đứa em mở vở ra học, thì
Huỳnh Duy Siêng cũng mở đài ra… học. Từ cái đài, Huỳnh Duy Siêng thuộc hàng
trăm ca khúc, từ Văn Cao cho đến Trịnh Công Sơn, và có khả năng hát rất đúng
nhạc, rất truyền cảm. Huỳnh Duy Siêng cười hề hề nhắc lại… mối tình đầu của
ông: “Hồi ba mươi tuổi, hình như tui cũng đẹp trai. Có cô gái nhà đối diện ngày
nào cũng sang đề nghị tui hát nhạc tiền chiến cho cô ấy nghe. Mỗi lần tui hát
xong thì có sẵn miếng ổi hay miếng xoài do cô ấy gọt sẵn cho tui ăn. Ấm áp lắm,
ngọt ngào lắm. Được vài năm thì cô ấy đi lấy chồng! Tui thất tình và làm thơ!”.
Bài thơ Huỳnh Duy Siêng viết cho mối duyên ngắn ngủi kia, khá gần gũi với bối
cảnh thật: “Em đứng gần chờ nghe tôi hát,
dòng sông nào trôi trong ca dao”. Người phụ nữ thoảng qua trong đời ấy, cứ
hiện về day dứt và xôn xao trong suốt cuộc sống cô lẻ của Huỳnh Duy Siêng. Bài
thơ “Hết mùa thu chưa em?” ông viết gửi theo người con gái ấy như một tiếng thở
dài hắt hiu: “Mây trời bay ngơ ngác.
Cành cao rơi tiếng chim. Nghe lòng khơi biển động. Bên đường bóng chiều
nghiêng. Mơ màng theo khói thuốc. Tôi hình dung tóc em”.
Một người khiếm
thị vẫn luôn có thế mạnh về thính giác. Thơ Huỳnh Suy Siêng thường biểu đạt
bằng trạng thái “nghe”. Tuy nhiên, ông không chỉ nghe bằng đôi tai mà nghe bằng
cả trái tim nữa: “Nghe nỗi nhớ dài thêm.
Nghe lá chiều gió lật”. Có lẽ, không ít người băn khoăn, Huỳnh Duy Siêng bị
mù từ nhỏ và không hề biết chữ, vậy ông làm thơ bằng cách nào? Suốt ngày Huỳnh
Duy Siêng lủi thủi vào ra, chỉ có cái đài để bầu bạn và để kết nối với thế
giới. Giữa nghiệt ngã số phận ấy, giữa âm u bóng tối ấy, thơ đã tìm đến với
ông. Ông hình thành ý tứ trong đầu, rồi sắp xếp một bài thơ hoàn chỉnh trước
khi đọc ra, nhờ người khác ghi chép lại. Khi sáng tạo thi ca vượt qua bóng tối
học vấn và bóng tối định mệnh, thì mỗi bài thơ của Huỳnh Duy Siêng có giá trị
bằng hai bài thơ. Bởi lẽ chính khao khát sống, rung cảm sống của Huỳnh Duy
Siêng đã là một bài thơ cho chúng ta rồi!
Năm 2012, nhà thơ khiếm thị Huỳnh Duy Siêng đã bước qua tuổi
75. Lần gặp gần đây nhất tại Tuy Hòa, ông đọc cho tôi nghe mấy câu thơ mới viết,
thăm thẳm hoài vọng và ưu tư: “Cơn mưa
chiều chợt đến. Như một đêm chuyện dài. Lật nhàu trang nhật ký. Tháng ngày ta
nhớ ai? Dòng sông đời bão táp. Xô vỡ tình yêu em. Dẫu đường đời băng giá. Ta
vẫn làm cánh chim”. Tỏ vẻ ngập ngừng, ông đề nghị: “Dạo này tui thấy gân
cốt yếu lắm rồi. Tui mơ ước được in một tập thơ. Cậu ở Sài Gòn, có điều kiện,
giúp tui được không? Tui đã chọn sẵn 50 bài, cậu cứ tùy nghi xử lý!”. Không
chút đắn đo, tôi nhận lời. Huỳnh Duy Siêng cười hề hề: “Tốt quá. Vậy là tui có
tập thơ để chính thức trở thành nhà thơ mù!”
Tạm biệt ông, tôi thưa rằng, tập thơ của ông khi đến tay bạn
đọc còn là một minh chứng về nghị lực sống. Huỳnh Duy Siêng bảo: “Tui lúc nào
cũng lạc quan. Cả đời tui chỉ khóc một lần. Đó là ngày má tui hấp hối, bà gọi
tui đến bên giường bệnh, nói thều thào: “Má sinh con mà không thể san sẻ bất
hạnh của con. Con để tang má đã là đại hiếu rồi. Con không phải đưa má ra nghĩa
trang đâu. Con bị mù, má miễn cho con!”. Nghe vậy, tui đã òa khóc như một đứa
trẻ!”.
Phùng Gia Lộc người nhỏ thó, ốm yếu, gầy gò; nước da xanh xám, thở lúc nào cũng nặng nhọc, khò khè suốt ngày vì bị hen suyễn nặng… Thế nhưng, bên trong con người có bề ngoài mảnh khảnh ốm o ấy lại luôn là một tấm lòng nồng hậu, một tinh thần sục sôi chống lại cái ác, không chịu được sự bất công, ngang ngược của bọn quan lại, cường hào mới… Giai đoạn quyết liệt nhất, sau khi đăng “Cái đêm hôm ấy đêm gì”, Phùng Gia Lộc phải trốn ra Hà Nội… Tôi vẫn nhớ như in cái cảnh về quê của Phùng Gia Lộc sau những ngày trốn tránh. Vợ anh chạy từ đâu về không biết, mặt mày hốt hoảng, tất tả, tiêu điều không khác gì chị Dậu trong Tắt đèn ngày trước. Mấy đứa con ngơ ngác, lạ lẫm trước đoàn khách xe pháo, hàng hóa lềnh kềnh đầy một khoảng sân đất trước nhà. Nhà anh xiêu vẹo hơn nhà chị Dậu…
Khi xe Vũ xuống dốc cầu qua địa phận xã Ngọc Châu thì phải dừng lại, vì chiếc xe tải phía trước thắng gấp để tránh hai phụ nữ đèo nhau bất chợt vượt qua mặt vào mép đường. Cũng vừa lúc đó phía sau xe Vũ có một chiếc xe tải lớn chở than của một công ty ở thị xã Hòn Gai (Quảng Ninh) do tài xế Nguyễn Công Thành lái, chạy với tốc độ lớn xuống dốc cầu, không kịp thắng đã lao đâm vào phía trái đuôi xe của Vũ. Bị tác động bởi một lực quá lớn, vợ chồng Doãn Châu ngồi sau lái xe ngã bổ vào thùng xe, còn vợ chồng Quỳnh - Vũ và con trai Quỳnh Thơ ngồi bên phải bị hất tung lên khỏi xe rơi xuống mặt đường.
Tôi rất ngạc nhiên khi tôi vừa đưa mấy bài viết lên trang, có kẻ đã nhắn vào điện thoại tôi: “Câm mồm đi thằng già!”. “Muốn ăn bánh ô tô không?”. Trên mạng xã hội, xuất hiện một số người xuyên tạc, thóa mạ, cho là tôi kích động chiến tranh rồi vu đòn chính trị. Kỳ lạ vậy …
Báo Dân Việt đưa tin: “Chiều 3.3, bà Nguyễn Phương Hằng, Phó Tổng giám đốc Công ty Du lịch Đại Nam , cho biết chính thức kiện ông Minh Diện vì cố tình xâm phạm đời sống riêng tư và bịa đặt nhằm làm nhục người khác. Ngoài ra, ông Minh Diện còn bị tố không có văn hóa và hủy hoại danh dự người khác không phải riêng với vợ chồng ông Huỳnh Uy Dũng - bà Nguyễn Phương Hằng ( ảnh bên ) mà kể cả một số cá nhân. Bà Nguyễn Phương Hằng cho biết: “Ông Minh Diện đã lôi kéo một số người nhằm phá hoại khu du lịch Đại Nam đang hoạt động. Tôi tin luật pháp nghiêm minh sẽ trừng trị thích đáng những kẻ chuyên đi phá hoại cuộc sống bình yên của người khác”. Được biết, ông Minh Diện đã có nhiều bài viết đăng trên blog B. liên quan đến một số cá nhân và gần đây ông Minh Diện có bài viết “Ân oán còn lâu”. Theo vợ ông Huỳnh Uy Dũng, bài viết toàn là những chuyện bịa đặt, hư cấu nhằm bôi nhọ, xúc phạm nhân phẩm và vu khống, phá hoại hạnh phúc gia đình vợ chồng ông đồng thời phá hoại hoạt động sản xuất kinh...
Ngụy biện hay lỗi ngụy biện (fallacy) trong thảo luận và trình bày ý kiến là một vấn đề nghiêm trọng, xảy ra trên bình diện đại số đông người Việt, không chỉ ở cả dân thường mà kể cả các vị có bằng cấp, học thức, hot bloggers hay như từ cách lý luận báo chí trong nước vốn là một núi ngụy biện. Ngụy biện (fallacy) nguy hiểm hơn, còn khiến người nhiễm phải nó có một lối tư duy suy nghĩ và phân tích vấn đề sai lệch. Người càng ít tranh luận thì càng khó có khả năng phát hiện lỗi ngụy biện trong tư duy của mình để chỉnh sửa. Đó là lý do ta thấy nhiều người ít nói, nhưng một khi mở miệng thì sẽ đuối lý và kết quả là chỉ biết chửi thề, xúc phạm, tấn công cá nhân người khác mà thôi. Chúng ta thử xem xét vài ngụy biện của những người tham gia buổi “đấu tố” mang tên “Chia sẻ trên mạng xã hội để làm gì?” trong chương trình “60 phút mở” của VTV đang gây xôn xao dư luận.