LÊ THIẾU NHƠN

LÊ THIẾU NHƠN LÊ THIẾU NHƠN
Thơ đương đại đang khủng hoảng ?
Thơ đương đại đang khủng hoảng ?

Làm thơ là sáng tạo, là đam mê, có khi say nhiều hơn tỉnh. Người cổ đại gọi nhà thơ là "nhà tiên tri". Các nhà thơ lớn thường nhận mình là "nhà thơ - công dân", là "tiếng dội" của cuộc sống, là hơi thở của thời đại. Muốn xứng đáng với danh hiệu đó, nhà thơ phải có tài đã đành, nhưng trước hết phải có lý tưởng xã hội, phải dồn tích năng lượng, nhiệt huyết của mình để ngọn lửa ảm hứng sáng tạo luôn cháy sáng...  Tại sao thơ đương đại có hiện tượng khủng hoảng? Chưa thấy những nhà thơ nổi bật, ít bài thơ hay, thiếu nhiều câu thơ đẹp đọng lại trong lòng công chúng? Thậm chí nhiều nhà phê bình bức xúc, nói nặng lời về thơ đương đại không phải không có chỗ đúng. Loại thơ - vè có chiều hướng lan rộng; thơ - văn xuôi lủng củng với những đoạn thơ bàng bạc, những ý thơ nhạt nhẽo, dễ dãi; thơ khó hiểu làm bạn đọc "nuốt không trôi", xa lánh… v.v...

NGUYỄN HỮU NHÀN giữa những hệ lụy khôn lường
NGUYỄN HỮU NHÀN giữa những hệ lụy khôn lường

Thật bất ngờ đối với những đồng nghiệp và bạn bè khi họ hay tin Nguyễn Hữu Nhàn sẽ lấy vợ lẽ. Tất nhiên là anh sẽ sống cùng lúc với cả hai bà. Ai cũng kêu lên anh phạm Luật Hôn nhân. Nhưng anh không sợ vì người vợ cả của anh không kiện và chấp nhận chuyện này. Anh đã thỏa thuận trong gia đình như thế. Mọi người đều chia sẻ với tình yêu của anh, nhưng không thể và tất nhiên, các ban ngành, tổ chức Đảng lên án. Nguyễn Hữu Nhàn không chịu, cứ sống với hai bà vợ như thường. Không ngờ khi anh trở thành ủy viên thường vụ Hội Văn nghệ Phú Thọ, phụ trách đặc san Sáng tác mới, năm 1975, thì câu chuyện lấy vợ hai của anh được khui lại như một sự kiện bất thường. Mọi người đang nghĩ cách xử lý vụ việc, với thái độ thật “đao to búa lớn”, thì bất ngờ Nguyễn Hữu Nhàn nộp đơn xin rút khỏi Ban Chấp hành Hội.

Từ đồ Ta đến đồ Tây
Từ đồ Ta đến đồ Tây

Năm 1976, có chỉ thị xử lí những thanh niên tóc dài mặc quần loe. Một trong những nạn nhân của chiến dịch này là TS Lê Xuân Nghĩa (hiện ông là Phó Chủ tịch Hội đồng giám sát Tài chính quốc gia), khi đó mới đi học ở Cộng hòa dân chủ Đức về làm ở Ủy ban Vật giá Nhà nước. Hôm đó ông mặc quần loe, đạp xe chơi phố thì gặp đội thanh niên cờ đỏ (đeo băng đỏ ở cánh tay), họ chặn lại và rạch  tới háng cả hai ống. Tức quá ông định kiện nhưng lãnh đạo cơ quan biết chuyện không những phê bình ông mà còn cho rằng họ làm đúng. Hàng loạt  cơ quan treo biển “không tiếp thanh niên mặc quần loe, tóc dài”, trên đường phố xuất hiện các đội thanh niên cờ đỏ  lập trạm gác ở đầu phố, thấy ai mặc  quần loe, tóc dài  là họ chặn đầu, khóa đuôi, sau đó, ba bốn cờ đỏ cho chai 65ml vào ống quần, nếu chai đút lọt họ sẽ lấy kéo xoẹt vài đường. Có những cờ đỏ tiện tay đưa hai ba đường kéo làm chiếc quần tả tơi...

TẾ HANH lạt mềm buộc chặt
TẾ HANH lạt mềm buộc chặt

Nếu như đến với Cách mạng, Chế Lan Viên nhận thấy mình "Đi xa về hóa chậm/ Biết bao là nhiêu khê" thì với Tế Hanh, ông có vẻ thảnh thơi hơn. Dễ hiểu là sau thời "Hoa niên", hành trang của Tế Hanh khá gọn nhẹ. Tế Hanh cũng thuộc típ nhà thơ có lối sống, lối nghĩ thuần hậu, dễ thích ứng với môi trường cuộc sống mới. Trước đây, cảm hứng thơ của ông chủ yếu thoát thai từ đời thực (hơn là từ sách vở). Sau này, mọi sự vẫn vậy. Tế Hanh là một trong những nhà thơ tiền chiến hiếm hoi khi đến với Cách mạng đã không phải thay đổi nhiều về lối viết. Hãy cứ hình dung: Nếu các bài "Quê hương", "Lời con đường quê", "Chiếc rổ may" của Tế Hanh không được in ra vào các năm 1938, 1939 (là năm ông sáng tác chúng) thì những bài ấy vẫn hoàn toàn có thể in được trên các ấn phẩm báo chí cách mạng sau Tháng Tám 1945 mà không hề sợ mang tiếng là "trà trộn tiêu tiền cũ trong chế độ mới". 

Được mùa Tử Tế, hay mất mùa Nhân Nghĩa ?
Được mùa Tử Tế, hay mất mùa Nhân Nghĩa ?

Một trong những yếu tố làm nên sự tử tế chính là sự hy sinh. Mà sự hy sinh đầu tiên và quan trọng nhất là hy sinh lợi ích của mình. Nghĩa là họ gom góp những cái gọi là sự tử tế để làm đầy cái túi cá nhân của họ mà thôi. Như thế, sự "tử tế" ấy chỉ là sự "tử tế" cho con người họ chứ đâu phải là sự "tử tế" cho thiên hạ. Mấy năm gần đây, có không ít việc đau lòng xảy ra trong đời sống. Người sai thì đúng là sai rồi. Dù người sai ân hận cũng không quay ngược được thời gian nữa và chỉ còn cách sống nghiêm túc hơn, làm việc nghiêm túc hơn trong tương lai mà thôi. Nhưng qua những sự việc đau lòng của một hay một số cá nhân gây ra thì có một nỗi đau còn làm cho chúng ta đau hơn. Đó chính là nỗi đau về sự tranh nhau làm người tử tế của chúng ta. Trước kia, người ta thi nhau làm việc tốt, tranh giành làm việc tốt, còn giờ người ta tranh giành nhau dạy dỗ người khác và mắng nhiếc người khác để chứng minh mình là người tử tế. Bây giờ ai cũng có quyền nói về sự t

HOÀNG ĐỨC CHÍNH đi cùng phù sa
HOÀNG ĐỨC CHÍNH đi cùng phù sa

Anh Hoàng Đức Chính có nhiều năm tháng sống và chiến đấu ở chiến trường máu lửa từ Bắc vào Nam , anh có nhiều kỷ niệm và cảm xúc sâu sắc ở nhiều vùng đất. Đó là vốn sống rất quý báu, là hành trang vô giá đối với người viết, nhưng anh không chuyên với công việc thơ văn. Quả thật, có vướng bận vào con đường viết lách mới thấy thật là cực nhọc, đòi hỏi phải chịu thiệt thòi nhiều thứ mà chưa chắc đã nên cơm cháo gì. Đa số chỉ khổ vợ con, gia đình. Nhiều người mắc bệnh hoang tưởng, mình không nhận ra mình, thích nổi tiếng, thích làm nhà nọ nhà kia một cách giả tạo thì lại còn khổ nữa. Có người đang ở đỉnh cao một ngành khoa học, nghỉ hưu, bỗng dưng rẽ ngang sang chuyện thơ văn, mang tiền ra đánh bóng tên tuổi... Không ít chuyện bi hài về lĩnh vực này. Anh Hoàng Đức Chính lại khác, thích thì viết, anh viết như chơi, được đến đâu hay đến đó, bài nào được thì dùng, không được thì bỏ. Cách này có cái hay, tự nhiên và hồn nhiên.

Bao giờ có ngành học về VŨ TRỌNG PHỤNG ?
Bao giờ có ngành học về VŨ TRỌNG PHỤNG ?

Trong khoảng thời gian 9 năm, từ 1930 đến 1939, Vũ Trọng Phụng viết được 28 truyện ngắn, 9 tiểu thuyết, 8 tập phóng sự, 6 vở kịch và dịch thuật cuốn “Giết mẹ” của Victor Hugo. Ngoài ra, Vũ Trọng Phụng còn viết hàng trăm bài tranh luận, phê bình về văn học, văn hóa và các vấn đề xã hội khác. Sức lao động khủng khiếp ấy được Vũ Trọng Phụng lý giải đơn giản nhằm kiếm tiền nuôi bà nội, mẹ, vợ và con gái. Chân dung Vũ Trọng Phụng lúc sinh thời được nhà văn Lan Khai khắc họa: “cao độ thước sáu, mảnh khảnh, vai vuông và lưng hơi gù, hay đội cái khăn xếp, mặc cái áo sa trơn và đi giày Gia Định”. Vì căn bệnh lao phổi, Vũ Trọng Phụng khép lại cuộc đời tài hoa đoản mệnh trong nghèo túng và xót xa

Phận người phía sau giải Nobel văn chương
Phận người phía sau giải Nobel văn chương

Nghe người ta đồn chỉ cần viết được một cuốn sách sẽ có ăn ba bữa mỗi ngày, Quản Mạc Nghiệp quyết tâm từ bỏ thân phận mục đồng. Năm 1973, lúc tròn 18 tuổi, Quản Mạc Nghiệp xin mẹ 5 hào ra hợp tác xã mua một lọ mực và một cuốn vở rồi nằm bò ra phản bắt đầu công việc viết văn. Tác phẩm đầu tiên của Mạc Ngôn có tên gọi "Bên bờ sông Giao Lai", với chương đầu tiên "Đại hội chi bộ tết Nguyên Tiêu, âm mưu của địa chủ bị đập tan" và dòng đầu tiên "Thuỷ lợi là mạch máu của nông nghiệp". Thế nhưng, nghề văn đối với một chàng trai nông thôn quả không đơn giản. Quản Mạc Nghiệp vào bộ đội, mất nhiều năm nghiền ngẫm mới dám cầm bút tiếp. Từ năm 1978 đến năm 1980, nhiều truyện ngắn và kịch của Mạc Ngôn gửi đến các toà soạn báo đều bị trả lại. Mãi đến mùa thu năm 1981, Mạc Ngôn mới có truyện ngắn "Đêm mưa xuân bay bay" đăng trên tạp chí "Đầm sen" của thành phố Bảo Định, tỉnh Hà Bắc!

Nhà văn ANH ĐỘNG bị gọi là Thằng Bố Láo
Nhà văn ANH ĐỘNG bị gọi là Thằng Bố Láo

"Huyền thoại 1C" kể về hơn 2.000 ngày đêm bám trụ trên cung đường 1C máu lửa của hơn 800 chiến sỹ thuộc Khu đoàn Thanh niên Tây Nam Bộ, nhằm đưa đón hơn 2 vạn lượt cán bộ, bộ đội thương binh và vận chuyển hơn 13 ngàn tấn vũ khí, lương thực, thuốc men cho chiến trường. Với hơn 200 trận đánh oanh liệt, bộ phim miêu tả sinh động một giai đoạn chiến sự khốc liệt và hào hùng. Nhà văn Nguyễn Thị Diệp Mai, con gái nhà văn Anh Động, tác giả kịch bản nâng cao bộ phim "Huyền thoại 1C" đang phát sóng trên kênh HTV9, đã viết một lá thư dài nói về sự bức xúc và tổn thương của cha mình khi bị xử ép và cướp công. Nhà văn cho rằng, chính cha mình đã viết ra một kịch bản mới cho bộ phim truyền hình 20 tập, nhưng lại chỉ được ghi là kịch bản nâng cao, còn tác giả chính thức lại là nhà biên kịch Đoàn Minh Tuấn. Trong khi đó, một người tự xưng là nhà biên kịch Đoàn Minh Tuấn đã có những thái độ hết sức xấc xược khi trao đổi qua điện thoại, gọi ông là thằng bố láo, khiến ông tổn thươ

A SÁNG nửa đêm sực tỉnh
A SÁNG nửa đêm sực tỉnh

Cách đây ba năm, tôi về Cao Bằng - quê tôi - công tác. Đó là chuyến đi đã làm tôi đích thực trở thành kẻ nói dối - nói dối một cách thành thạo - tỉnh bơ. Hôm đó, tôi mượn được cái xe máy định lên một bản của người Dao đỏ để viết bài. Đang đi trời bỗng đổ mưa, giữa rừng rú chẳng có chỗ nào lánh tạm, lại thêm cái xe máy dở chứng nên tôi thất thểu dắt bộ. Mãi rồi cũng vào được một gia đình người Dao ven đường. Đúng hơn, đó là một cái quán bán hàng trên đỉnh đèo có cái tên rất đẹp: Cao Sơn. Chủ nhân là đôi vợ chồng người Dao đỏ còn rất trẻ. Đêm đó, anh chủ nhà nhiệt tình tiếp tôi. Họ mổ gà, rót rượu thết đãi tôi như người thân lâu ngày mới gặp. Trong cuộc nhậu, tôi cao hứng lấy máy ảnh chụp cho cả gia đình anh, rồi hứa rằng ngay khi về tới thành phố sẽ làm ảnh gửi lên. Đã thế còn ghi chép địa chỉ rất cẩn thận. Tôi không nhớ rõ trong lúc ngà ngà men rượu ngô nhắm thịt gà luộc mình đã nói những gì, đã hứa những gì, nhưng chắc chắn đã hứa việc gửi ảnh cho người ta.

Nhìn lại văn chương 7X Sài Gòn
Nhìn lại văn chương 7X Sài Gòn

Khá vô nghĩa, nếu đặt nặng vấn đề tuổi tác trong sáng tạo, nhất là trong địa hạt văn chương. Tuy nhiên, văn chương tự thân nó lại là một chuyến đi dài. Thế hệ 8X dường như hơi trẻ, dấu ấn văn chương chưa nhiều, trong khi 6X, theo tôi, thì đã quá già. Thôi thì chọn 7X, lứa tuổi còn sung sức trong khi đoạn đường đi được cũng đã không còn quá ngắn. Và chọn Sài Gòn - Tp HCM, bởi đó là nơi tụ hội, chứ thật ra, các tác giả văn chương Sài Gòn của nhiều thế hệ cũng chẳng có mấy ai sinh ra, lớn lên ở Sài Gòn. Người rời đi không ít, người ở lại, nặng lòng với văn chương nhưng còn loay hoay mãi cũng nhiều. Tác giả văn chương 7X có khá nhiều người nổi tiếng không nhờ giá trị tác phẩm mà nhờ những ầm ĩ phi văn chương, phi thẩm mỹ. Chuyện này, thỉnh thoảng báo chí lại rộ lên rùm beng một vài vụ, vài chuyện, nhắc lại e thừa.

Ký ức trôi đi - Theo đuổi cầu vồng
Ký ức trôi đi - Theo đuổi cầu vồng

Nhà văn Kim Lân đã đi xa, nhưng tác phẩm và nhân cách của ông còn ở lại trong lòng bạn đọc Việt Nam . Một nơi để tưởng niệm Kim Lân là điều công chúng mong mỏi từ lâu. Thế nhưng, gần đây có nhiều chuyện không vui xảy ra do vài phát ngôn và vài hành động thiếu cân nhắc của một số người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Họa sĩ Nguyễn Thị Hiền với vai trò trưởng nữ của nhà văn Kim Lân, đã có bài viết gửi báo Dòng Đời bày tỏ quan niệm cá nhân hòng giúp những ai yêu mến tác giả “Vợ nhặt” hiểu hơn về dư luận lệch lạc quanh nhà lưu niệm Kim Lân. Đáng tiếc, báo Dòng Đời đã có dăm thao tác nghiệp vụ khiến bài viết của họa sĩ Nguyễn Thị Hiền có khả năng tạo ấn tượng không lành mạnh. Vì vậy, qua blog này, họa sĩ Nguyễn Thị Hiền muốn giới thiệu lại nguyên văn bài viết của mình!

Sóng gió quanh nhà lưu niệm KIM LÂN
Sóng gió quanh nhà lưu niệm KIM LÂN

Họa sĩ Nguyễn Thị Hiền kể: Một năm sau khi đồ dùng, kỷ vật của bố tôi được đưa lên phủ, việc làm nhà lưu niệm vẫn không động tĩnh. Một số người bạn của tôi, khi lên phủ Thành Chương muốn thắp hương cho nhà văn Kim Lân nhưng không tìm thấy bàn thờ. Họ thấy đồ đạc, kỷ vật của bố tôi bị bỏ ở gian kho sau nhà, 10 phần hư hỏng 4, nhất là ảnh và đồ dùng của bố. Tôi và các em giục Chương làm thì quan điểm của Chương lúc ấy là: Không làm nhà lưu niệm của bố với anh em trong nhà, không muốn dính dáng vì sợ mọi người sẽ lên phủ đòi chia tiền bán vé vào cửa. Chị em tôi đề nghị nếu làm nhà lưu niệm ở phủ thì ghi trên tấm biển đại ý “Nhà lưu niệm do các con nhà văn Kim Lân làm”. Nhưng Chương nhấn mạnh: Nếu Chương làm nhà lưu niệm thì đó sẽ chỉ là của riêng Chương, thuộc về Việt phủ Thành Chương thôi. Không liên quan đến ai. Tôi và các em phản đối vì nhà lưu niệm phải là của chung 7 người con theo ý nguyện của bố. Sau đó Chương tuyên bố: Vậy anh em ai muốn làm nhà lưu niệm cho bố thì làm, Chươ

Chị và em và di nguyện người quá cố
Chị và em và di nguyện người quá cố

Họa sĩ Thành Chương- con trai cả của nhà văn Kim Lân vừa hoàn thiện một không gian tưởng niệm cha mình tại Việt phủ Thành Chương. Trước đó,   6 người con của nhà văn Kim Lân cũng đã làm một khu lưu niệm ông tại nhà con gái cả , họa sĩ Nguyễn Thị Hiền tại số nhà 35 ngõ 424 đường Trần Khát Chân- Hà Nội. Như vậy những người yêu mến nhà văn Kim Lân từ nay có hai địa chỉ có thể thăm viếng và chiêm bái các hiện vật cũng như tinh thần của nhà văn. Tuy nhiên, trong môt số bài báo gần đây có đề cập đến chuyện các con nhà văn Kim Lân có những tranh cãi bất đồng trong chuyện làm nhà lưu niệm cho bố…Để tránh những hiểu lầm không đáng có trong dư luận và bạn đọc, nhất là những độc giả yêu mến nhà văn Kim Lân, 6 người con của nhà văn Kim Lân gồm họa sĩ Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Thị Hạnh, Nguyễn Mạnh Đức, Nguyễn Từ N inh, Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Việt Tuấn có đôi điều chia sẻ cùng bạn đọc xung quanh câu chuyện này….

Sex trong văn chương
Sex trong văn chương

The casual vacancy (Khoảng trống vô định) của J.K. Rowling, 1Q 84   của Haruki Murakami và Sông của Nguyễn Ngọc Tư đều viết về bối cảnh thời đại khá đặc trưng của mỗi đất nước trong đó sex đóng vai trò như một “đại sứ” dẫn dắt người đọc đến với cái đẹp, sự thiện tâm. Không phải bất cứ cây bút có tài nào cũng có thể viết hay về sex, nhận được đồng cảm của xã hội khi miêu tả sex. Y Ban, Đỗ Hoàng Diệu đã từng không có được sự ngợi khen về giá trị văn chương do tác phẩm đậm đặc các yếu tố sex. Sự chiều chuộng độc giả không chỉ nằm ở chỗ viết để gợi trí tò mò, để lôi kéo độc giả mua sách mà cao hơn cả, tác phẩm phải giúp người đọc khám phá được những điểm đến bất ngờ của bản ngã, bản năng. Độc giả có thể tìm thấy nhiều và rõ nét hơn những yếu tố sex đơn thuần trong phim ảnh, văn học với lợi thế ngôn ngữ, phải và nên chuyển tải sex một cách văn minh, đẹp đẽ.

MAI LINH và Hồi Ức Chuồn Chuồn
MAI LINH và Hồi Ức Chuồn Chuồn

Con chuồn chuồn tuổi thơ cánh mỏng, con chuồn chuồn trong câu ca xưa    bay thấp thì mưa / bay cao thì nắng bay vừa thì râm đậu trong thơ Mai Linh gợi về hình ảnh đẹp đến mong manh mỏng dính một ngày nắng , đẹp đến siêu thực khi cái mỏng dính như mơ hồ, như không nắm bắt được ấy lại cõng một ngày ráo tạnh qua cơn mưa. Những từ dùng quen trong khẩu ngữ như mỏng dính, cõng…được dùng thành hình ảnh tu từ nghệ thuật. Con chuồn chuồn bé tẹo giữa không gian nắng mưa, trong thời gian ngày – cụ thể là một ngày mà như cảm giác dài lắm, tiếp nối lắm, chẳng bé tí nào trong hồi ức của Mai Linh. Mỗi chúng ta đều có, ít nhất một lần, rón rén tưởng nín thở để nhón đôi cánh mỏng chuồn chuồn. Bắt được thì ít thôi mà bắt trượt thì nhiều lắm. Con chuồn chuồn tinh ranh như có mắt đảo cả sang hai bên, đảo ngược lại cả phía sau thoát khỏi say mê trẻ nhỏ.

NGUYỄN TẤT NHIÊN gã cuồng thơ yểu mệnh
NGUYỄN TẤT NHIÊN gã cuồng thơ yểu mệnh

Nguyễn Tất Nhiên tên thật là Nguyễn Hoàng Hải, sinh năm 1952 tại Đức Tu, Biên Hòa. Sinh thời anh chẳng đi đâu xa, chỉ quanh quẩn trong hai thành phố Biên Hòa và Sài Gòn. Lần đầu tiên tôi gặp Nhiên là dạo cuối năm 1972, tại nhà thi sĩ Du Tử Lê, một căn phòng nhỏ ở số 8, đường Hồng Thập Tự (nay là Nguyễn Thị Minh Khai). Nguyễn Tất Nhiên là "khách thơ" thường xuyên tạm trú ở đó. Lần nào tôi tới cũng thấy anh đang cặm cụi làm thơ. Tôi không hiểu tại sao trong căn phòng chật hẹp như thế, mà thằng bé Lê Tử Du, con trai của Du Tử Lê, còn đỏ hỏn, lại có thể chịu đựng nổi khói thuốc mịt mù của Nhiên phả ra như khói tàu hỏa. Nguyễn Tất Nhiên hút liên tục. Điếu này vừa dứt lại mồi tiếp điếu khác, quăng tàn thuốc la liệt xuống sàn. Lê coi Nhiên như một đứa em ruột thịt, nên Lê dọn nhà đi đâu, Nhiên cũng đi theo. 

Y PHƯƠNG về Trùng Khánh tháng tám âm lịch
Y PHƯƠNG về Trùng Khánh tháng tám âm lịch

Nhiều người nói với tôi, đã đi khắp trên đất nước ta, không đâu có giống mác lịch hạt dẻ ngon ngọt và thơm như ở Trùng Khánh. Cái đó thì …vưỡn. Thông thường thì hạt dẻ mang hình tròn đều. Nhưng thỉnh thoảng cũng có hạt méo mó, dị dạng. Hạt nhỏ nhất cũng bằng ngón chân cái. Vào cữ cuối tháng Tám âm lịch, hạt dẻ bắt đầu chín. Khi chín, vỏ của nó có màu hỗn hợp, giữa nâu với màu tía. Bọn trẻ nhà tôi bảo: Đó là biến thể sẫm của màu đỏ, chưa bị bão hòa. Khi hạt dẻ còn tươi, thịt của nó rắn chắc, giòn tan, vị ngọt thanh và có màu vàng hoàng yến.

TRẦN ĐĂNG KHOA và Bệnh Nhạt
TRẦN ĐĂNG KHOA và Bệnh Nhạt

Ông Hen rich Hai nơ, nhà thơ lớn nổi tiếng thế giới của Đức có một bài thơ rất ấn tượng. Ông ấy bảo, đại ý, cái người làm cho tôi ghét nhất, không phải người làm cho tôi yêu, cũng không phải người làm cho tôi ghét, mà chính là cái người làm cho tôi không yêu cũng không ghét. Đúng thế thật. Một người mình yêu thì lúc nào cũng nhớ đã đành, còn người mình ghét, ghét cay ghét đắng, thậm chí là ghét đến căm thù thì cũng rất khó quên. Còn cái người không yêu cũng không ghét, thì chẳng có gì lưu giữ được, sẽ chìm trong quên lãng vĩnh viễn. Đấy chính là cái anh nhạt. Nhạt thì chẳng có gì để bàn. Cụ Tú Xương cũng có lần ta thán: “Trời không chớp bể, chẳng mưa nguồn – Đêm nảo đêm nao tớ cũng buồn – Mặt nước đìu hiu cơn gió thoảng – Nhạt nhèo quanh cảnh bóng trăng suông”…Nhạt nhẽo thì còn có chút bực bội, chứ nhạt nhèo thì nản lắm rồi. Chẳng còn gì để nói. Tuy thế, trăng suông cũng có vẻ đẹp của nó chứ. Đó là thứ ánh sáng không chói gắt, không góc cạnh. Một ánh sáng không phải ánh sáng. Tấ

Dùng dằng Lời Chào Ngọn Gió
Dùng dằng Lời Chào Ngọn Gió

Di cảo thơ cho thấy rất rõ bút pháp thơ Chim Trắng. Ông không quá chú trọng vần điệu và cấu trúc câu thơ, cứ thoải mái để chữ nghĩa xô dạt theo ý tứ. Thế nhưng, các yếu tố kỹ thuật được bỏ qua vẫn không làm lu mờ cái rung động dạt dào trong thơ Chim Trắng. “Đáy sông” với ông không phải chiều sâu để nhìn mà để nhớ: “Nhánh bần che ngang chiều làm tôi nhớ/ Mây trắng lang thang làm tôi nhớ? Con tàu chậm chạp trôi trên sông làm tôi nhớ/ Sông nước này làm tôi nhớ. Em là chấm nhỏ trên bầu trời kia, hay con cá đang ngược nước dưới đáy sông này? Câu hỏi quẳng lên trời rơi tõm xuống đáy sông sâu” .  Và cả “Hành lang vắng” cũng giục giã lòng ông nghĩ về người đã đi, chuyện đã vãn, tình đã khuất: “ Hành lang vắng ấy/ Chiều đang dậy thì/ Nhành quỳnh chưa nụ/ Hoang dã một giò lan/ Em mang chi rừng cho tôi nhớ lá/ Cất chi tiếng cười cho tôi nhớ xanh xao”.

MA VĂN KHÁNG đôi lúc May hơn Khôn
MA VĂN KHÁNG đôi lúc May hơn Khôn

Hoàn thành bản thảo Mùa lá rụng trong vườn, gửi tới Nhà xuất bản Phụ nữ, Ma Văn Kháng đi thực tế nông thôn Hà Nam 6 tháng. 6 tháng xa Hà Nội, tuy yên tâm vì đã ký thác “đứa con tinh thần” của mình cho những bà đỡ tin cậy: Giám đốc Nhà xuất bản Phụ nữ lúc này là nhà văn Nguyệt Tú và người biên tập cuốn sách là cô Mai Quỳnh Giao - một biên tập viên trẻ trung, xinh xắn, giàu năng lực thẩm mỹ, nhưng lòng dạ Ma Văn Kháng vẫn không khỏi bồn chồn. Làm sao mà không bồn chồn lo lắng? Vì lúc này, các xuất bản phẩm đều được kiểm tra, xét nét rất kỹ lưỡng. Quả nhiên, sau đợt công tác ở nông thôn dài trở về, Ma Văn Kháng được đọc bản thảo của mình vừa biên tập ở NXB, thấy nhiều đoạn bị cắt bỏ thì vô cùng hốt hoảng và vội gọi điện tới ngay Giám đốc – nhà văn Nguyệt Tú.