LÊ THIẾU NHƠN

LÊ THIẾU NHƠN LÊ THIẾU NHƠN
Thơ dịch và Dịch thơ
Thơ dịch và Dịch thơ

Khoảng mươi mười lăm năm trở lại đây, nhờ xã hội trở nên cởi mở hơn nên sự giao lưu về đời sống tinh thần được gia tăng, sách dịch ngày càng đa dạng, càng nhiều. Nhưng trong cảnh phát triển xô bồ của đời sống hôm nay, không ít loại sách dịch bị giảm chất lượng, đặc biệt là sách văn học và nhất là thơ. Dường như, nhà xuất bản nào cũng để lọt sách dịch không đạt chất lượng, rất nhiều khâu bị lỗi. Ngay cả những nơi từng có uy tín cao nhưng bây giờ nhìn kỹ vào chất lượng sách dịch được in ra vẫn thấy gợn không ít sạn. Hơn nữa, xã hội hiện nay cũng đã trở nên cởi mở và tinh tường hơn đối với các dịch phẩm, khiến ngay cả những dịch giả nổi tiếng nhất khi công bố tác phẩm của mình cũng phải thận trọng vì dễ bị đối mặt với những khen chê rất khác nhau...

NGUYỄN TÙNG LINH phía Biển Mùa Đông
NGUYỄN TÙNG LINH phía Biển Mùa Đông

Thơ Nguyễn Tùng Linh đã không ngừng mở rộng biên độ cảm xúc, vượt qua những “phên giậu” chật hẹp để hòa vào cõi nhân sinh rộng lớn. Vì nỗ lực theo hướng ấy nên thơ Nguyễn Tùng Linh thoát khỏi một định nghĩa hạn hẹp theo đề tài “Thơ công nhân”, “Thơ lao động sản xuất”. Trong   Biển mùa đông   độc giả vui mừng thấy Nguyễn Tùng Linh đã từ sông tiến ra biển cả mênh mông, đã từng đi trên con thuyền gỗ nay chễm chệ trên những con tàu sắt xông pha trên sóng nước đại dương bao la. Đó là một sự cởi mở của đời sống và thi ca của một nhân cách trưởng thành. Đó là sự mở rộng không gian nghệ thuật thơ và mở rộng tâm hồn nhà thơ. Đó là một nguồn cảm xúc lớn rất cần cho thi ca muôn thuở. Vì thế mà độc giả không nhận ra, không nhìn thấy sự “chưa đau đã kêu”, “chưa buồn đã than thở” trong thơ Nguyễn Tùng Linh. Ưu điểm này tạo cho giọng thơ Nguyễn Tùng Linh trẻ, khỏe, hào phóng và trung thực

Tầm vóc người Việt nhìn qua thế hệ Nhà Thơ Nhược Tiểu
Tầm vóc người Việt nhìn qua thế hệ Nhà Thơ Nhược Tiểu

Nhà phê bình Nguyễn Hoàng Đức suy tư: Sang thế kỷ 21 rồi, Việt Nam vẫn đứng tốp cuối của thế giới, nghĩa là về văn minh chúng ta đội sổ. Trong khi đó dân số nước ta tiến đến con số trăm triệu, đang leo vào tốp mười của cường quốc thế giới về dân số. Dân số thì cường quốc, văn minh thì còi cọc nhỏ bé, chẳng phải là một nghịch lý đáng thẹn thùng ư? Hay là chúng ta vẫn cứ đem những trang sử ngày xưa hoặc cái đáng yêu ảo giác vơ vào của quê cha đất tổ ra để trang trải cho sự thiếu hụt nhục nhằn này? Cụ thể, dân tộc Việt đang đứng ở vị trí nào? Một dân tộc muốn có tầm vóc vĩ đại, thì trước hết dân tộc đó phải trưởng thành, tức là nó phải thoát khỏi địa vị ấu nhi để lớn lên. Hơn thế tầng lớp trí thức của dân tộc, cũng là đầu não phải lớn lên trước hết. 

Lãnh đạo cảm thấy Chưa Sướng
Lãnh đạo cảm thấy Chưa Sướng

Video clip ghi lại cuộc nói chuyện giữa Bí thư Thành ủy Đà Nẵng – Nguyễn Bá Thanh với hơn 4500 cán bộ các cấp của địa phương, sau khi đưa lên internet đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của công chúng khắp nơi. Cuộc nói chuyện diễn ra tại Cung thể thao Tiên Sơn và truyền hình trực tiếp trên đài truyền hình, khiến người dân nơi đây nức lòng nức dạ. Tuy nhiên, từ lúc đoạn băng xuất hiện trên Youtube thì biên độ và sức ảnh hưởng của nó đã tạo nên một làn sóng dư luận mới. Có thể khẳng định, đây là lần đầu tiên một video clip về một buổi sinh hoạt chính trị lại thu hút hàng trăm ngàn lượt xem, không hề thua kém bất kỳ sản phẩm nào của ca sĩ ngôi sao hay danh hài lừng lẫy. 

NGUYỄN SỸ ĐẠI đọc thơ BÙI KIM ANH
NGUYỄN SỸ ĐẠI đọc thơ BÙI KIM ANH

“Đi tìm đi giấc mơ” (NXB Hội Nhà văn, 2012) là tập thơ thứ 9 của nhà thơ Bùi Kim Anh, kể từ sau tập đầu tiên “Viết cho mình” năm 1995. Ngỡ thơ chỉ là làm vui lúc “nông nhàn”thế mà cứ đeo đẳng mãi, nó trở thành duyên nghiệp hơn nghề giáo của cô giáo dạy Văn Trường THPT Hoàn Kiếm – Trần Phú Hà Nội. Với một người đàn bà phải chất trên đôi vai mỏng mảnh của mình trăm gánh lo toan, sức viết như vậy, tập nào cũng ghi dấu cái mới, quả đáng khâm phục! Trong tập này, chị tự giới thiệu về mình như thế này: “ Có một người đàn bà ngồi trước trang báo mạng / Tìm ngày xưa như chưa có ngày xưa"

LÊ VĂN NGĂN không bao giờ lớn tiếng
LÊ VĂN NGĂN không bao giờ lớn tiếng

Ở Bình Định, nhà thơ Lê Văn Ngăn hay tiếp các nhà văn từ các nơi trong ngoài nước về. Kỷ niệm xưa ùa về trên từng góc phố Quy Nhơn, nơi những con người này, già trẻ khác nhau, nhưng đều quen thuộc từng gốc cây trứng cá, mùi nước mía, bánh xèo và bao nhiêu sự ồn ào của một vùng đô thị đối mặt với chiến tranh từ trước 30/4/1975. Vượt lên trên những ồn ào, họ đã có những trang viết đầy bản sắc về Quy Nhơn. Một bữa, đã "tê tê" mấy chén, Lê Văn Ngăn bỗng nói với tôi: "Mình nhớ quãng đời gian khổ mà tươi đẹp, ấy chính là... thời tán gái, thời mà bài thơ "Sóng vẫn đập vào eo biển" được phát trên Đài Phát thanh Giải phóng". Và "eo biển" này đích thị là cái Eo Nín Thở (Quy Nhơn) hồi xưa chủ yếu rác, bây giờ được cải tạo lại đẹp rồi. Mỗi lần cùng anh em bè bạn ra nhậu, Lê Văn Ngăn hay gọi là đi "ăn biển"... Bây giờ thì ông đã ngấp nghé tuổi 70. 

HOÀNG VIỆT HẰNG xóa đi và không xóa
HOÀNG VIỆT HẰNG xóa đi và không xóa

Hoàng Việt Hằng chú trọng đưa chất sống vào thơ, hút nhụy sống   từ nhiều   miền quê đất nước và vươn ra bên ngoài biên giới hy vọng đem lại màu mỡ cho thơ. Cứ nhìn vào các địa danh sẽ rõ: Thác Bờ, Sông Mã, Sông Mực, Bến En, Đục Khê, Đảo Dấu, Mẫu Sơn, Mường Lát, Tủa Chùa, Mường Lay, Buôn Đôn, Ngọa Vân… rồi Nậm Khan, Kỉu Mai Lo (Lào), Ăng Ko Thom (Cămpuchia), Pattaya (Thái Lan)… Các bài thơ là những phác thảo gọn và gợi. Tác giả đi nhiều, như là chạy trốn nhưng không thể trốn được cô đơn. “Trong lòng tôi/   người đàn bà bán vải/ mỗi tháng một phiên/ bóng lẻ về”

Hương Thầm thấm sâu vào lồng ngực
Hương Thầm thấm sâu vào lồng ngực

Phan Thị Thanh Nhàn nổi tiếng với bài thơ “Hương thầm” do Vũ Hoàng phổ nhạc, đã hát đắm đuối khắp cả nước gần 20 năm qua. Một “Hương thầm” cũng đủ để một người phụ nữ làm thơ không quá day dứt hoặc tiếc nuối về bao nhiêu ngày tháng nhọc nhằn sáng tạo. Tuy nhiên, trong bài thơ “Hương thầm” có một câu thơ không được đưa vào bài hát (do cảm thụ chủ quan của nhạc sĩ, hoặc do giới hạn khúc thức của giai điệu) nhưng lại gói ghém ít nhiều vẻ đẹp của tác phẩm: “ Hương thơm ấy thấm sâu vào lồng ngực ”. Câu thơ này không chút gì rộn ràng, lại chuyển tải được mùi hoa bưởi lan tỏa suốt tác phẩm. Nếu không in tuyển tập, thì “Hương thầm” vẫn bay cùng tên tuổi Phan Thị Thanh Nhàn vào lòng công chúng. Thế nhưng, có tuyển tập thì “hương thơm ấy” có thêm cơ hội “thấm sâu vào lồng ngực” những ai quan tâm đến văn chương thực sự!

Lời cảm ơn của gia đình Nhà thơ TRẦN ĐĂNG KHOA
Lời cảm ơn của gia đình Nhà thơ TRẦN ĐĂNG KHOA

Cha của chúng tôi là cụ TRẦN LẪM, sinh năm 1920, đã mất ngày 3, an táng ngày 4-12-2012 tại nghĩa trang quê nhà, là làng Trực Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, hưởng thọ 93 tuổi. Gia đình chúng tôi cảm ơn sâu sắc tới Đảng uỷ khối Cơ quan Trung ương; Đảng uỷ, Tổng Giấm đốc, các Phó Tổng Giám đốc, Nguyên Tổng Giám đốc, các Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, các Hệ, các cơ quan chức năng, các đơn vị, các cơ quan thường trú trong nước của Đài; Cảm ơn Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh Hải Dương, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ tỉnh Quảng Ninh, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương, tỉnh Quảng Ninh, Cảm ơn UBND tỉnh Long An, Bộ Y Tế; Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, chi nhánh Long Biên, Cảm ơn Huyện uỷ, UBND huyện Nam Sách, cảm ơn Sở Nội vụ Hải Dương, Bảo tàng tỉnh Hải Dương, Bệnh viện đa khoa Hải Dương và Nam Sách; Cảm ơn Hội Nhà báo, Uỷ ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNTVN, Hội Nhà văn và các cơ quan cấp 2 của Hội, Chi hội Nhà văn VN tại Quảng Ninh và Hải Phòng,

INRASARA đặt câu hỏi: Cá nhân có thể làm gì ?
INRASARA đặt câu hỏi: Cá nhân có thể làm gì ?

Trong đời sống thường nhật, sự khôn ngoạn dạy chúng ta né tránh nhiều sự việc có thể giải quyết trong tầm tay. Thế nhưng, qua tính toán lợi hại hoặc bằng lối nghĩ đầy quán tính rằng: cá nhân không thể làm gì được, chúng ta chấp nhận chọn thái độ né tránh, hay - sao cũng được. Liên hệ qua ứng xử của các Ủy viên Hội đồng của Hội Nhà văn Việt Nam (ở đây tôi chỉ đề cập Hội đồng Thơ riêng rẻ). Qua Bảng Danh sách 300 ứng viên thơ đầy sơ lược do Hội Nhà văn cung cấp, thâm tâm chúng ta biết chắc mình đọc chưa tới một góc tư trong số tác giả ấy, chưa biết nhiều về hoạt động văn học của họ. Vậy mà chúng ta cứ lướt qua tên tuổi họ trong danh sách, và bỏ phiếu bình chọn người trong phạm vị hiểu biết đầy hạn chế của mình. Bỏ phiếu, đa phần dựa vào sự quen biết, xuất phát từ cảm tình và nhất là phó mặc cho cảm tính qua kí ức khá mơ hồ về các sáng tác của ứng viên kia, để quyết thuận hay không thuận. Ở đó, rất ít người có bằng chứng trong tay, để đủ thuyết phục các ý kiến phản biện, nếu có.  

HUỲNH DUY SIÊNG và tập thơ Hết Mùa Thu Chưa
HUỲNH DUY SIÊNG và tập thơ Hết Mùa Thu Chưa

Đến Phú Yên, hỏi thăm Huỳnh Duy Siêng, hầu như ai cũng biết “ông già mù làm thơ”. Bởi lẽ, chính vẻ đẹp tỏa ra từ số phận ông đôi khi như niềm an ủi cho những mảnh đời gieo neo và bẽ bàng khác. Dù trót gánh vác bất hạnh, Huỳnh Duy Siêng vẫn không nguôi mơ mộng từng khoảnh khắc ấm áp: “Em đến gần chờ nghe tôi hát/ Dòng sông nào trôi trong ca dao/ Những cánh rừng già đi vào cổ tích/ Như mấy ngọn đồi thần thoại trên cao”. Thơ Huỳnh Duy Siêng luôn phát huy thế mạnh thính giác của một người khiếm thị. Thơ ông thường diễn đạt bằng trạng thái “nghe”, nghe xa thiên hạ, nghe gần riêng tư. Huỳnh Duy Siêng nghe chật chột: “Nằm gác tay lên trán/ Nghe nỗi nhớ dài thêm/ Nghe lá chiều gió lật/ Man mác buồn trong tim” và nghe bộn bề: “Một chiều tha thiết giọng buồn/ Trăng suông ngọn sóng nước nguồn ra sông/ Tiếng chim nghiêng giữa tầng không/ Ta nghe trong gió mùa đông đã về”.

Nhà văn Trung Quốc giàu như thế nào ?
Nhà văn Trung Quốc giàu như thế nào ?

Danh sách tác giả giàu nhất Trung Quốc ra đời lần đầu năm 2006, đến năm 2012 là lần thứ bảy ban thực hiện tổ chức thống kê, bình chọn. Sau 6 năm thực hiện, danh sách này đã trở thành hoạt động văn học được quan tâm nhất, có sức ảnh hưởng lớn nhất nhưng cũng nhiều ồn ào nhất ở đại lục. Nhiều người nghi ngờ tính chính xác của danh sách. Nhà văn Trương Nhất Nhất đả kích: “Lấy thu nhập để xếp hạng nhà văn chẳng khác gì lấy chất lượng văn học phân loại doanh nhân, đó là việc làm ngu xuẩn và buồn cười. Không những vậy, việc làm này còn khiến xã hội có cái nhìn sai lầm về những người sáng tác văn học”. Trong khi đó, Dương Hồng Anh, nhà văn giàu nhất Trung Quốc năm 2010, băn khoăn: “Kết quả này từ đâu ra? Chẳng có căn cứ gì cả. Tôi chỉ công nhận kết quả của Tổng cục Thuế”.

Đường bay mịt mù từ Việt Nam đến giải Nobel
Đường bay mịt mù từ Việt Nam đến giải Nobel

Nhắm giải Nobel văn học cho dân tộc Việt Nam, đó là một mục tiêu cao tột bậc của văn hóa tinh thần, điều đó đòi hỏi chúng ta phải có một thái độ nghiêm túc, một sự chuẩn bị sâu sắc mạch lạc, chứ không phải trò cợt nhả úm ba la, để rồi trở thành cái gì đó cà trớn lâu ngày thành nhờn. Có những kẻ dở điên dở dại nằm lăn lóc bên đường, rút kiếm nhựa chỉ tới chỉ lui theo những đoàn xe xuôi ngược. Chắc hẳn kẻ đó đang tưởng mình là hoàng đế Quang Trung chỉ huy quân ngược Bắc xuôi Nam, bởi vì nếu kẻ đó tưởng mình là cảnh sát giao thông, hắn sẽ cầm cái còi, chứ không phải cây kiếm nhựa. Việc mơ tưởng giải Nobel văn học cho Việt Nam cũng vậy, nếu không nghĩ và làm sát thực thì chỉ là giấc mơ hoàng đế của kẻ mang kiếm nhựa mà thôi.

Lời nhắc không chỉ dành cho giới văn chương: Bớt tham sẽ tốt lên thôi
Lời nhắc không chỉ dành cho giới văn chương: Bớt tham sẽ tốt lên thôi

Trong cuộc trò chuyện với nhà thơ Hồng Thanh Quang vào năm 2003, nhà văn Nguyễn Khải tiết lộ: “Ngày xưa nhà văn đâu có chuyện đi thực tế. Họ sống lang bạt kỳ hồ. Bạn bè nuôi, có khi bồ bịch nuôi, kiểu như ông Nguyễn Bính ấy, cô đầu cô đít nuôi cả. Người ta tự lực chứ người ta đâu có đi chơi, người ta đến đâu thích viết thì anh viết thế thôi. Hoặc ông Nam Cao, mỗi ông làm một nghề và lấy cái nghề đó mà viết. Cái vui buồn nhân thế của mọi người là từ bản thân họ. Cái đó tự nhiên nó vào văn của người ta nó thật. Của mình là cái thế giới viên chức Nhà nước, thì tự nhiên mình viết trong thế giới đảm bảo được nhiều về cuộc sống. Thì cái đó chính là cái hạn chế, tước đoạt đi nhiều cảm xúc chân thật. Có nhiều điều, nhiều cái mình không cảm thấy, nhìn thấy. Nhưng được cái anh ngồi viết nhiều năm về chủ nghĩa anh hùng, viết về cái to lớn thì được chứ đời thường ít ai viết lắm”.

Thân phận con người qua hai cuốn sách của DƯƠNG ĐỨC QUẢNG
Thân phận con người qua hai cuốn sách của DƯƠNG ĐỨC QUẢNG

Theo lẽ thường, với người nghỉ hưu thì sáng uống trà nhâm nhi quá khứ, chiều thể dục cho huyết khí lưu thông và có điều kiện thì xuất bản miệng những câu chuyện của quá khứ vàng son nhưng nhà báo Dương Đức Quảng thì ngược lại. Ông viết trên giấy trắng mực đen và xuất bản thật. 62 bài tập hợp trong hai tập sách " Tiếng tụng kinh trong căn nhà vị tướng " và " Trầm luân nào có chừa ai " (NXB Lao Động năm 2012) hầu hết được viết từ năm 2005 đến nay, nghĩa là viết sau khi ông rời chốn quan trường. Con số đôi khi chỉ cho ta biết sự miệt mài làm việc mà không cho ta biết chất lượng của các bài viết. Và ngạc nhiên là cả 62 bài của ông đều ổn, đặc biệt nhiều bài rất ổn. Phóng viên Thông tấn xã xưa nay vẫn nổi tiếng về làm tin nhanh và chính xác nên việc ông viết vài nghìn từ thuyết phục bạn đọc thì đó cũng là điều ngạc nhiên về ông.

ĐẶNG NHẬT MINH về sau Mùa Ổi
ĐẶNG NHẬT MINH về sau Mùa Ổi

Đạo diễn Đặng Nhật Minh ngồi lẫn vào những khách hàng trong quán cà phê ở phố Lò Đúc một sáng chớm lạnh của mùa thu Hà Nội. Ông lặng lẽ ở một góc quán ngồi đọc vài tờ báo buổi sáng và nhâm nhi cốc cà phê đen đặc quánh. Trong quán cà phê bình dân ấy, nhiều người không nhận ra ông là vị đạo diễn nổi tiếng của rất nhiều bộ phim nổi tiếng mà chắc chắn họ đã từng ít nhất một lần xem trong đời. Đối với đạo diễn Đặng Nhật Minh, đó là một điều may mắn, vì ông được lẫn vào đám đông, quan sát thế giới con người như bao người để lưu giữ những khoảnh khắc của đời thường ấy, để một lúc nào đó nó tự nhiên đi vào những thước phim của ông. Và ông đã kể cho tôi nghe câu chuyện về cuộc đời làm nghề, về những nhân vật có thật đã đi vào từng trang viết, từng thước phim, mang lại cho ông nhiều điều may mắn như một món quà vô giá của số phận…

Gặp thơ LÊ ĐẠT một thời
Gặp thơ LÊ ĐẠT một thời

Nhà giáo – nhà thơ Hà Nhật hồi tưởng: “Mùa thu 1958, với một cuộc chính huấn đại quy mô, “bọn nhân văn – giai phẩm ra trước tòa án dư luận”. Mọi chuyện thế là chấm dứt một cách êm thấm, có thể nói là tốt đẹp. Sau cuộc chỉnh huấn là một đợt “đi thực tế” dài. Lê Đạt, Trần Dần, Hoàng Cầm, Phùng Quán, Hữu Loan bị khai trừ khỏi Hội Nhà văn. Còn ở trường Đại học, những cây đa cây đề bị bật gốc : Trương Tửu, Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo, Đào Duy Anh… Tôi còn nhớ như in một buổi chiều, sau giờ lên lớp, thầy Phan Ngọc, một giảng viên quê xứ Nghệ, dạy chúng tôi môn Ngôn ngữ học đại cương, nói với lớp bằng giọng nhỏ nhẹ: “Bắt đầu từ hôm nay, tôi được trường cho nghỉ dạy để viết tự kiểm thảo”. Thế là một mạch. Dẫu sao còn được nói mấy lời từ biệt. Còn các vị giáo sư nói trên thì chẳng nói năng được gì”. 

Thú chơi Đĩa Than
Thú chơi Đĩa Than

Những năm 1990, vì thấy đĩa than bị đem ra làm xẻng hót rác, hay quẳng ra đường không thương tiếc, ông Trần Hải Đăng, vốn dân Nhạc viện thấy xót nên bắt đầu sưu tập. Ông mê đến mức, nửa đêm có người báo đĩa độc hay máy lạ là vác xe đi ngay. Cho đến nay, bộ sưu tập máy hát và đĩa của Trần Hải Đăng có thứ hạng trong dân chơi đĩa than ở Hà Nội. Nhạc sỹ Trần Nhật Tân, họa sỹ Quách Đông Phương, đạo diễn điện ảnh Phạm Lộc và rất nhiều người   Hà Nội khác đam mê thú chơi này. Vì sao đĩa CD vừa sẵn lại thuận tiện, nguồn bài hát tải miễn phí mà nhiều người lại thích chơi đĩa than, vừa mất công lại tốn kém? Về kỹ thuật, âm thanh của đĩa than là analog nên rất trung thực trong khi âm thanh đĩa CD là digital, nghe nịnh tai vì kỹ thuật digital cho phép có thể chỉnh sửa các khiếm khuyết của âm thanh. Nghệ sỹ Tiến Đạt ví von, âm thanh đĩa CD giống như cô gái đã qua thẩm mỹ còn âm thanh đĩa than giống như cô gái mặt mộc. Các ca sỹ nổi tiếng thế giới khi làm đĩa than chỉ chọn những bài hát hay nh

Tạp chí NHÀ VĂN chính thức tuyên bố cáo chung
Tạp chí NHÀ VĂN chính thức tuyên bố cáo chung

Hội Nhà văn VN được trở thành Hội chính trị xã hội nghề nghiệp, được hưởng tiền ngân sách – tức là tiền thuế dân đóng. Nhưng trên cấp không nhiều. UBTQ Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam được cấp 600 triệu đồng/ năm (năm 1996 – năm 2000), Hội Nhà Văn VN chắc cũng chừng ấy. Số tiền ấy không bằng quan lớn bỏ ra nuôi cô tình nhân thứ bảy của mình. Trong bối cảnh ấy, Hội Nhà văn VN lại mở ra nhiều cơ quan cấp hai với hy vọng các cơ quan này đóng góp một phần kinh phí cho Trung ương Hội. Bởi vì khi làm đề án đơn vị nào cũng hứa đóng góp kinh phí. Nhưng than ôi, chẳng có đơn vị nào góp đóng được. Tất cả các cơ quan cấp 2 đều bấu víu vào Hội Nhà văn VN. Báo Văn Nghệ mở ra Văn Nghệ Trẻ hy vọng Văn Nghệ Trẻ sẽ nuôi Văn Nghệ già. Không ngờ Văn Nghệ già phải nuôi Văn Nghệ Trẻ. Tạp chí Thơ, Tạp chí Văn Học Nước Ngoài, Hồn Việt, Văn Nghệ Miền Núi đều bám vào Trung ương Hội cả.

LẠI NGUYÊN ÂN nói về phê bình và phê bình Trẻ
LẠI NGUYÊN ÂN nói về phê bình và phê bình Trẻ

Đối với những ai còn tương đối trẻ đang hăng hái cầm bút nhập “cuộc” phê bình, trách nhiệm tự mình trở thành nhà phê bình là điều không thể sẻ gánh cho ai. Đó là điều mấu chốt trước hết. Học trong trường đời và trường văn nghệ là việc không bao giờ đủ. Thật liều lĩnh nếu có ai đó định làm “nhà phê bình” với “tuyên ngôn” kiểu này: tôi chỉ cần nói lên những gì mà tác phẩm hoặc hiện tượng văn học kia tác động đến tôi, ngoài ra, tôi “cóc cần” biết đến bất cứ học thuyết nào, kiến thức nào về văn học mà “nhà” này “nhà” kia đã nêu lên, đã góp vào sự tích luỹ kiến thức chung! Như người ta vẫn nói, để lập dị thì dễ, nhưng để có chủ kiến thì khó hơn nhiều. Ngoài cái phần mỗi người phải tự mình làm lấy nêu trên, đối với những cây bút trẻ đi vào phê bình hiện nay, còn cần lưu ý gì đến môi trường xung quanh họ?

Tấu Hài để cười hay để khóc ?
Tấu Hài để cười hay để khóc ?

Tình trạng hài nhảm và nhạt còn lan cả sang các nhà làm phim, cho dù họ bỏ cả đống tiền ra làm quảng cáo, tuyên truyền, nói hay và "tự sướng" với những lời rêu rao khen hay đến nức nở. Hóa ra khán giả bị lừa. Hẳn nhiều khán giả còn nhớ đến trường hợp bộ phim truyền hình "Những người độc thân vui vẻ", một kịch bản của nước ngoài đã bị dừng giữa chừng cách đây ít năm, vì sự phản ứng của khán giả và sự lên tiếng của giới truyền thông. Đây là một bộ phim  yếu kém về diễn xuất, đuối sức trong khâu dàn dựng, cho dù các diễn viên đều là những tên tuổi khá quen thuộc. Sau đó là hàng loạt phim hài ra đời, kể cả phim nhựa lẫn phim truyền hình như: "Gia sư nữ quái", "Công chúa Teen và ngũ hổ tướng", "Em hiền như ma sơ", "Hoán đổi thân xác", "Cảm hứng hoàn hảo"… Đặc biệt mới đây, sự xuất hiện của hai cuốn phim nhựa "Hello cô Ba" và "Nàng Men chàng Bóng" đã đóng góp thêm cho sự xuống dốc của dòng phim hà

Gió hiu hiu thổi gãy cột đèn
Gió hiu hiu thổi gãy cột đèn

Hơn 23 giờ, tiếng chuông báo có tin nhắn từ cái điện thoại di động khiến tôi giật mình. “Chào ông. Tôi có một chuyện rất bức xúc muốn nhờ ông viết báo”. Số máy quen thuộc của một nhà giáo ở miền Trung. Tôi trả lời: “Xin lỗi. Tôi không có khả năng viết về tranh chấp đất đai và vướng mắc thuế!”. Lại tít tít: “Không, tôi chỉ nói về nghề nghiệp của tôi, muốn giải bày ở mục nào đọc để ngẫm nghĩ đấy. Nếu ông đồng ý, tôi sẽ gọi cho ông ngay!”. Tôi đã từng gặp anh, một nhà giáo luôn khao khát đổi mới phương pháp dạy học, một nhà giáo thường vận động học sinh tham gia vào các hoạt động có ý nghĩa xã hội. Tôi nhớ có lần chứng kiến anh đang khuyến khích học trò của mình ủng hộ đồng bào bị lũ lụt, anh bảo: “Các em cứ quyên góp tùy khả năng và lòng hảo tâm của mỗi người, sau đó thầy sẽ trích lương để thêm vào cho tròn số!”. Đã nhiều năm trôi qua, tôi cảm phục việc làm ấy. Tôi quyết định gọi cho anh, dù kim đồng hồ đã nhích dần vào nửa đêm

A SÁNG và Con Khướu Bơ Vơ Đô Thị
A SÁNG và Con Khướu Bơ Vơ Đô Thị

Tôi là người kỳ quặc hoặc vô trách nhiệm, tự nhiên lại buồn vì một con khướu. Cái con khướu kia chính tay tôi muốn thả nó ra cơ mà? Tôi cũng lờ mờ nhận ra mối nguy hiểm khi quyết định thả nó. Nhưng tôi vẫn cứ thả và để nó chết đâu đó. Ừ, vô trách nhiệm thật, nếu không muốn nói nhẫn tâm. Thực lòng, tôi chỉ thấy buồn từ khi không nghe được tiếng hót của nó nữa, dù vẫn biết tiếng hót kia bắt nguồn từ sự tù đày. Và khi tiếng hót ấy im bặt mỗi buổi sáng, tôi lại giật mình nghĩ đến chính tôi. Con khướu tội nghiệp kia, bị bầu trời từ chối, hay chính nó từ chối bầu trời? Đương nhiên trong chuyện này tôi – người nhốt nó là nguyên nhân. Cũng có thể bản năng hoang dã vẫn còn sâu thẳm trong nó. Bằng chứng là cái “phản xạ” quay về lồng cũ để kiếm tìm thức ăn. Nhưng cái bản năng hoang dã lại không mách bảo nó rằng, đừng về chỗ ấy – đó là tù đày.

Tài năng văn chương chưa được khơi về nguồn
Tài năng văn chương chưa được khơi về nguồn

Thời gian qua, báo chí nói nhiều đến những tác giả gốc Việt đoạt các giải thưởng văn chương danh giá của quốc tế. Nửa mừng nửa lo là tâm trạng của những người thực sự quan tâm đến văn học Việt Nam . Mừng là thế giới đã bắt đầu biết nhiều hơn về các tác giả có nguồn gốc ở đất nước hình chữ S. Lo là tại sao các giải thưởng văn học ở quê nhà chưa rộng cửa đón nhận những tư duy sáng tác đã được công nhận trên thế giới để những tác giả tài năng cứ mãi mang chuông đi đánh xứ người… Một sự thực nan giải hiện nay là khá nhiều nhà văn gốc Việt ở nước ngoài hiện nay muốn viết văn bằng ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ nhưng lại rất ít người đọc văn chương tiếng Việt ở nước ngoài. Vì thế, họ đành phải viết bằng tiếng nước ngoài để chinh phục bạn đọc nước sở tại. Trong khi đó, độc giả trong nước, vốn khao khát những tác phẩm hay lại phải chờ đợi cấp phép, chuyển ngữ để có thể thưởng thức những “đặc sản” văn chương của người nước mình. Trên thực tế, các tác phẩm đã đoạt giải thưởng ở Việt Nam hoàn toàn c

Ngắm các nhà văn Việt Nam qua thước nâng tầm
Ngắm các nhà văn Việt Nam qua thước nâng tầm

Bà Elizabeth McLean trong cuốn sách “Hình ảnh Việt Nam ” mới đây có nói đại ý: Khí hậu Việt Nam nóng ấm là điều kiện người ta đi lang thang du ngoạn ngoài đường để gặp gỡ và tìm hiểu cuộc sống. Còn ở quê bà xứ Canada lạnh lẽo, mọi người ẩn kỹ trong nhà dường như chẳng có gì lạ xảy ra cả. Văn học căn bản là chữ nghĩa, cũng là thứ tư duy, cảm xúc sinh ra và bày tỏ bằng chữ nghĩa. Hội họa có màu sắc, âm nhạc có âm thanh, kiến trúc có hình khối, nhưng văn học chỉ là chữ nghĩa, cũng là ngôn ngữ của tư duy bên trong và chiều sâu. Vì thế cái mà bà Elizabeth coi là ưu điểm “đi ra đường” của xứ nóng ẩm Việt Nam (cả Trung Quốc nữa) là cái đi ngược lại bản lĩnh chiều sâu của con người. Con người văn minh lúa nước thường thích bè phái tụ bạ, sống tập đoàn, như người Việt phản ánh trong câu “Chết một đống còn hơn sống một mống”, hoặc người Trung Quốc xưa kia có thể tru di 9 họ, đủ thấy xứ lúa nước ít tôn trọng nhân vị con người. Trong thiên nhiên, cỏ thường mọc thành đám, nhưng cây đa, câ

TRẦN ĐĂNG KHOA giữa những nấm mồ chôn sách
TRẦN ĐĂNG KHOA giữa những nấm mồ chôn sách

Ở nước Nga, nơi tôi theo học suốt 6 năm trời, thư viện của trường M. Gorki là một biển sách khổng lồ. Ngoài sách văn chương là sách công cụ, bên cạnh sách giáo khoa là sách đọc thêm. Sinh viên học sinh không phải mua sách giáo khoa hay sách đọc thêm mà xuống thư viện mượn. Đọc xong, thi xong thì trả thư viện để có sách phục vụ các thế hệ sau. Ai để mất sách hoặc làm hỏng sách thì phải mua trả hoặc đền tiền. Nhân viên thư viện được chọn lựa cẩn trọng. Chỉ những người thật giỏi, vững chuyên môn, nghiệp vụ mới được chọn làm công tác thư viện. Họ thật sự là những chuyên gia có sự hiểu biết rất sâu rộng chứ không phải là mấy anh mấy chị thủ kho chỉ bí bơ mỗi việc giữ sách. Tôi nhớ có lần, để viết một bài luận về Triết, tôi cần trích một câu nói của V. I. Lê Nin. Nhưng sách của  V. I. Lê Nin mênh mông bể sở những 55 tập, mà tập nào cũng dày và nặng. Không biết câu nói ấy nằm trong cuốn sách nào. Tôi ú ớ nói đại khái ý  của V.I Lê Nin bằng mấy câu tiếng Nga giả cầy, nào ngờ cô thủ thư

THÁI KIM LAN và Thư Gửi Con
THÁI KIM LAN và Thư Gửi Con

Giáo sư Trần Văn Khê giới thiệu “Thư gửi con” của Thái Kim Lan: “Trong toàn thể quyển sách này toát ra một hương vị của tình thương rất đậm đà, toàn diện. Chúng ta có thể lắng nghe tình thương ấy qua những lời thì thầm trong những bức thơ người Mẹ gởi cho đứa con yêu dấu của mình, có thể thấy được tình thương ngày càng lớn rộng qua những tiện nghi cuộc sống Mẹ dành cho con mà vẫn mang những nét Việt Nam rõ ràng, có thể cảm nhận được tình thương gắn kết giữa hai Mẹ con thông qua những câu chuyện Mẹ kể con nghe về quê hương xứ sở… Tình thương đó thể hiện ra bằng sự chịu khó đi xa để tìm được loại sữa tốt cho đứa con, một món ăn phù hợp với sức khỏe của nó, bằng sự chăm sóc hàng ngày sức khỏe của bé và hơn hết là bằng những bức thơ viết riêng cho con mỗi lần phải xa con để đi làm việc, hay về thăm quê hương liên tục trong 10 năm. Tình thương đó còn được thể hiện trong lúc đứa con từ là một bé con đến khi trở thành một người thiếu nữ, một sinh viên xuất sắc trong trường đại học, được

Văn học Việt Nam có cơ hội soi gương
Văn học Việt Nam có cơ hội soi gương

Nhà phê bình Nguyễn Hoàng Đức băn khoăn: “Khi nhà văn Mạc Ngôn được giải Nobel, nhà thơ Trần Đăng Khoa có viết bài đại ý: trong thời gian gần đây anh thấy không mấy cuốn hay vượt hơn những tác phẩm của Mạc Ngôn như “Mông to vú nở” hoặc “Đàn hương hình”. Anh Khoa nói thế, có lẽ anh chưa đọc và quan tâm đến những tác phẩm như “Anh em nhà Caramadop” của Dostoievski, hay “Vụ kiện” của Kafka… Tôi nói thế không hề võ đoán mà dựa trên những hiện thực của văn chương Việt Nam . Để hiểu được những tác phẩm trên, người ta phải uyên thâm thần học, tôn giáo, và công lý ở mức tiền hiến pháp. Tôn giáo, thần học, công lý phổ quát chưa bao giờ là mối quan tâm của người Việt cả, vì người Việt sống chủ yếu theo “phép vua thua lệ làng”, và “chuông làng nào làng ấy đánh, thánh làng nào làng ấy thờ”. Phải nói mặt bằng tri thức của các cây bút Việt còn rất lẹt đẹt, thuyền thúng bơi khỏi ao làng, ra đại đương được vài chuyến, tưởng sẽ trưởng thành nào ngờ toàn đi mua ụ nổi, tầu cũ về kiếm mấy đồng lãi c

Cuộc đời kỳ lạ của cha đẻ Xuân Tóc Đỏ
Cuộc đời kỳ lạ của cha đẻ Xuân Tóc Đỏ

Theo ông Nghiêm Xuân Sơn, nhà văn Vũ Trọng Phụng sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, nhưng quê gốc ở Mỹ Hào - Hưng Yên. Sinh thời, gia cảnh nhà văn rất nghèo, cái nghèo "gia truyền" như lời nhà văn Ngô Tất Tố đã nói. Trong bài viết có tựa đề "Gia thế ông Vũ Trọng Phụng" đăng trên Tạp chí văn học Tao Đàn số tưởng niệm Vũ Trọng Phụng, có sự tham gia của các cây bút lừng danh thời ấy như Tam Lang, Nguyễn Tuân, Lưu Trọng Lư, Lan Khai, Trương Tửu, Thanh Châu, Nguyễn Triệu Luật, nhà văn Ngô Tất Tố cảm thán: "Trong các nhà văn hiện thời, ông Phụng là người nghèo lắm. Khác hẳn những ông Trần Tế Xương và Nghiêm Phúc Đồng, cái nghèo của ông là thể nghèo "gia truyền" không phải "nghèo lỏi". Những người hiếu danh thường hay giấu giếm gia thế, nếu như tiền nhân của họ không có người nào hiển đạt. Ông Phụng không có óc ấy. Chính ông kể cho tôi nghe tổ phụ của ông chỉ làm lý trưởng, thân phụ ông chỉ là một người thường dân và đã tạ thế khi ông mới 7 tháng t

TUYẾT NGA một mình góc khuất
TUYẾT NGA một mình góc khuất

Nhiều lúc ngắm nhìn nhà thơ Tuyết Nga, tôi tự hỏi, không hiểu chị lấy đâu ra từ sức vóc bé nhỏ của mình một nghị lực phi thường đến thế, để vượt qua những khúc quanh của cuộc đời mình mà điềm nhiên với Thơ như hôm nay. Lúc nào gặp cũng thấy chị cười tươi rói, rạng rỡ với bạn bè. Nhưng tôi biết nơi con người chị, rất nhiều nước mắt đã lặn vào trong, đã chưng cất thành một nỗi riêng chẳng ai có thể cảm thấu cho hết được. Chị mạnh mẽ đến độ không khi nào cần nhiều lời bày tỏ...Có chăng thì chỉ những câu thơ mới đủ sức "tố cáo" con người thật của chị, mạnh mẽ đấy mà cũng yếu đuối đến vô cùng, nữ tính đến vô cùng...

Chủ trang web Văn Chương Việt đang cần sự giúp đỡ gần xa
Chủ trang web Văn Chương Việt đang cần sự giúp đỡ gần xa

Vào ngày 3-11-2012, Nguyễn Hòa VCV   - chủ nhân của trang web vanchuongviet.org đã nhập viện vì tai biến. Sau nhiều ngày điều trị, tình hình bệnh ngày càng nguy kịch   Hiện tại, Nguyễn Hòa VCV đang phải nằm trong phòng hồi sức cấp cứu để được các bác sĩ theo dõi 24/24 tại bệnh viện Hoàn Mỹ, 60-60A Phan Xích Long, Q. Phú Nhuận.  Do tình trạng nguy kịch trên, hiện rất cần sự ủng hộ về mặt tinh thần cũng như vật chất của tất cả mọi người. Mọi đóng góp xin gửi đến: Nguyễn Thị Hoàng Nhã, địa chỉ C110, chung cư A1 Phan Tây Hồ, đường Phan Xích Long, Q. Phú Nhuận, Tp.HCM. Số điện thoại: 0988.535.904, email: nha.nguyen1111@yahoo.com, số tài khoản: 34868619, ngân hàng ACB chi nhánh Vũng Tàu.  Chúng tôi xin chân thành cảm ơn và gửi lời tri ân sâu sắc. Ban biên tập VĂN CHƯƠNG VIỆT

ĐÀO THẮNG Nước Mắt đổ vào Dòng Sông Mía
ĐÀO THẮNG Nước Mắt đổ vào Dòng Sông Mía

Nhà phê bình Bùi Việt Thắng đáng giá: “Có vẻ như về kĩ thuật tiểu thuyết, Đào Thắng không thuộc số những cây bút tân kì cả trong Nước mắt cũng như Dòng sông mía (không có “dòng ý thức”, không có “hậu hiện đại”…), nhưng đọc vẫn giữ được nhiều ấn tượng, nhiều ám ảnh nghệ thật. Vì sao? Tôi nghĩ cái chinh phục độc giả trong trường hợp này là chất sống (hay là vốn sống) của nhà văn. Đào Thắng còn rất nhiều dự định sáng tác tiểu thuyết, vì chỉ có tiểu thuyết – theo quan niệm của ông và nhiều nhà văn khác – mới có thể ôm trùm, kể hết được về cái thực tại đời sống vốn lúc nào cũng mênh mông, nhiều bí mật và mời gọi. Đào Thắng trong tiểu thuyết chọn một lối kể chuyện giản dị, không nhiều điểm nhìn trần thuật, bằng cách “xông thẳng” vào các biến cố, sự kiện bên ngoài hay những diễn biến bên trong tâm lí nhân vật”.

LÝ PHƯƠNG LIÊN rũ bỏ lời nguyền với thơ
LÝ PHƯƠNG LIÊN rũ bỏ lời nguyền với thơ

Sau 5 bài thơ trên báo Nhân dân gồm: “Ca bình minh”, “Em mơ có một phiên tòa”, “Lời ru với anh”, “Về người cha đã khuất”, “Thư gửi một người bạn gái Mỹ”, các tờ báo khác như Văn Nghệ, Hà Nội mới, Quân đội nhân dân, Tiền Phong, Lao Động… cũng đăng các bài thơ khác của Lý Phương Liên. Những bài phê bình, nhận định thơ bà cũng xuất hiện dày đặc trên mặt báo khi ấy. Bạn đọc kéo đến căn nhà tồi tàn trên phố Lý Thái Tổ đông quá khiến có lúc bà phải nhờ các chú, các bác ở báo Nhân dân dẫn đi “lánh nạn”. Trong Hội nghị Những người viết văn trẻ, nhà thơ Chế Lan Viên vỗ vai bà: “Cháu hoàn cảnh khó khăn, nhưng biết phấn đấu vươn lên và làm được những bài thơ rất hay. Đọc những bài thơ của cháu, chú vô cùng xúc động”. Còn lần gặp ở tư gia của nhà thơ Huy Cận, tác giả “Tràng giang” đã bẻ gãy cây bút trước sự ngỡ ngàng của Lý Phương Liên để tỏ ý bái phục cô gái trẻ.   Thế rồi, bài thơ “Nghĩ về Thúy Kiều” (sau bà đổi tên thành “Trò chuyện với Thúy Kiều”) đăng trên báo Văn Nghệ cũng trong năm ấy

ĐOÀN PHÚ TỨ đường đời bao nỗi...
ĐOÀN PHÚ TỨ đường đời bao nỗi...

Sinh thời, ông sống nghèo khổ, thiếu thốn với người vợ hiền và đàn con nheo nhóc, mấy chục năm thuê nhà tại phố Châu Long, Hà Nội. Rồi đến lúc chủ nhà cần tiền phải bán đi, gia đình ông trôi dạt về cuối thành phố, tận bãi cát An Dương, bên sông Hồng, hồi 1984. Lại vẫn một ngôi nhà nhỏ, xây bằng gạch xỉ, lợp giấy dầu, nơi bùn lầy nước đọng quanh năm. Ông sống trong hoàn cảnh đó cho đến lúc mất. Nhưng những câu chuyện về ông luôn phảng phất đâu đó, ám ảnh, khuất lấp sau cái bóng lầm lũi và bên những chén rượu của một thời huy hoàng và không kém phần cay đắng…

Chân dung Nhà Thơ - chân dung lạc thời
Chân dung Nhà Thơ - chân dung lạc thời

Cách đây hơn bốn mươi năm, vào thập niên 60, 70 của thế kỷ trước, tôi và y cùng sinh hoạt trong câu lạc bộ “Văn nghệ quần chúng” của nhà máy. Lúc đó phong trào sôi nổi. Người ta rất ưu ái những “hạt nhân văn nghệ” nghiệp dư. Bởi thế, không ít người ảo tưởng, nghĩ mình có tài, là nghệ sĩ. Rồi cũng vì động viên phong trào, mà một số bài văn, bài thơ, bản nhạc được xuất bản. Một số bức tượng, bức tranh được trưng bày. Trong một tạp chí, Quang Xém được đăng hẳn hai bài thơ. Đó là một sự kiện chưa từng có lúc bấy giờ. Ngay cả những nhà thơ chuyên nghiệp lúc đó, trong một tờ báo, tạp chí, cũng chỉ được đăng một bài thôi. Ảo tưởng với khả năng văn nghệ của mình, y chểnh mảng trong công việc, đến mức để xảy ra tai nạn lao động, làm một công nhân bị thương nặng. Y bị buộc thôi việc. 

VU GIA đọc thơ NGUYỄN CÔNG BÌNH
VU GIA đọc thơ NGUYỄN CÔNG BÌNH

Sáu m ươi bài thơ trong tập Chim Lạc trở về không phải bài nào cũng hay, bài nào cũng thích, nhưng nó là Thơ chứ không bắt người đọc phải gọi nó là Thơ. Và Nguyễn Công B ình cũng ý thức về điều này: Kẻ lạc đường đói khát trên sa mạc cần bánh mì và n ước, phỏng câu thơ biết có ích g ì?/ Những bài th ơ là súng, là gươm, là “bom đạn phá cường quyền” đ ã ngủ quên trong huyền thoại để bây giờ Thơ chỉ còn Th ơ (Những câu thơ mỏng mảnh). Nhưng nói theo ngôn ngữ nhà Phật, th ì còn “chấp” quá: Chàng t ưởng tượng và rít lên sung sướng khi nghĩ những bài thơ không thành giấy lót giường , và cũng c òn tin vào “sức mạnh của th ơ ca” quá: Thế cũng đủ h ình dung những câu th ơ ngỡ cơ hồ mỏng mảnh mà nào hay nặng tựa neo thuyền… (Những câu thơ mỏng mảnh).

Nhớ thầy giáo TRỊNH CÔNG SƠN
Nhớ thầy giáo TRỊNH CÔNG SƠN

Trịnh Công Sơn 25 tuổi vừa tốt nghiệp trường Sư phạm Quy Nhơn. Mang theo một mối tình mới người con gái xứ Huế  đẹp mà “nắng hờn ghen môi, mây hờn ghen tóc” đến ẩn dật ở nơi chênh vênh “chỉ có người với trời”, thị trấn B’Lao với nghề thầy giáo. Theo thầy giáo Tạ Quang Sum - Hiệu trưởng Trường THPT Trần Hưng Đạo (Cam Ranh, Khánh Hòa) thì thầy Trịnh Công Sơn đã trở về làm giảng viên của trường Đại học Khoa học Huế. Sau giải phóng, trường đổi tên là Đại học Tổng hợp Huế, nay lấy lại tên Đại học Khoa học Huế. Đã tròn 1 thập kỷ người thầy giáo - Nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn khuất núi, những ấn tượng về ông, từ thuở thầy Sum còn sinh viên vẫn nguyên vẹn như thuở nào. "Từ niên khoá 1973 - 1974, trường Đại học Khoa học Huế tổ chức dạy nhiều tín chỉ nhiệm ý cho sinh viên các năm cuối. Trong đó, tín chỉ “Nhạc Trịnh Công Sơn” được sinh viên ghi danh học đông nhất. Với Huế, Trịnh Công Sơn như là một công dân danh dự. Còn với với Đại học Huế, Trịnh Công Sơn là người “Anh” rất thân thươn

Ánh sáng thi ca trong bóng tối số phận
Ánh sáng thi ca trong bóng tối số phận

Một người khiếm thị vẫn luôn có thế mạnh về thính giác. Thơ Huỳnh Suy Siêng thường biểu đạt bằng trạng thái “nghe”. Tuy nhiên, ông không chỉ nghe bằng đôi tai mà nghe bằng cả trái tim nữa: “ Nghe nỗi nhớ dài thêm. Nghe lá chiều gió lật ”. Có lẽ, không ít người băn khoăn, Huỳnh Duy Siêng bị mù từ nhỏ và không hề biết chữ, vậy ông làm thơ bằng cách nào? Suốt ngày Huỳnh Duy Siêng lủi thủi vào ra, chỉ có cái đài để bầu bạn và để kết nối với thế giới. Giữa nghiệt ngã số phận ấy, giữa âm u bóng tối ấy, thơ đã tìm đến với ông. Ông hình thành ý tứ trong đầu, rồi sắp xếp một bài thơ hoàn chỉnh trước khi đọc ra, nhờ người khác ghi chép lại. Khi sáng tạo thi ca vượt qua bóng tối học vấn và bóng tối định mệnh, thì mỗi bài thơ của Huỳnh Duy Siêng có giá trị bằng hai bài thơ. Bởi lẽ chính khao khát sống, rung cảm sống của Huỳnh Duy Siêng đã là một bài thơ cho chúng ta rồi!

Người Việt có đọc sách không ?
Người Việt có đọc sách không ?

C âu chuyện của nhà thơ Trần Đăng Khoa: “Cách đây chừng mười năm, nhà văn Ngô Thị Kim Cúc có phỏng vấn tôi. Chị hỏi tôi đang đọc cuốn gì. Tôi cũng đã thưa với chị rằng, tôi đọc rất nhiều. Ngày nào cũng đọc. Dù bận mấy cũng không bỏ đọc. Tôi rất thích Mạc Ngôn. Ở thời điểm ấy, anh có hai cuốn dịch sang ta đều vào loại rất hay. Cuốn "Báu vật của đời" còn có đôi chút cường điệu, chứ "Đàn hương hình" thì nhuần nhuyễn từ đầu đến cuối. Trong bể sách hiện nay, nói thực với chị, tôi chỉ thấy có hai cuốn đó là đáng đọc thôi. Không còn nghi ngờ gì nữa, Mạc Ngôn là một trong những nhà văn lớn nhất của hành tinh này ở chính thời điểm này. Tôi phục Mạc Ngôn một phần, còn phục hơn là phục các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Họ đã đổi mới đúng và có một tầm nhìn rất rộng mở. Nhờ thế mà trong một khoảng thời gian rất ngắn, Trung Quốc đã thực sự trở thành một quốc gia hùng mạnh trên tất cả mọi lĩnh vực. Riêng văn học và điện ảnh, chúng ta thấy quá rõ”. 

Thơ đương đại đang khủng hoảng ?
Thơ đương đại đang khủng hoảng ?

Làm thơ là sáng tạo, là đam mê, có khi say nhiều hơn tỉnh. Người cổ đại gọi nhà thơ là "nhà tiên tri". Các nhà thơ lớn thường nhận mình là "nhà thơ - công dân", là "tiếng dội" của cuộc sống, là hơi thở của thời đại. Muốn xứng đáng với danh hiệu đó, nhà thơ phải có tài đã đành, nhưng trước hết phải có lý tưởng xã hội, phải dồn tích năng lượng, nhiệt huyết của mình để ngọn lửa ảm hứng sáng tạo luôn cháy sáng...  Tại sao thơ đương đại có hiện tượng khủng hoảng? Chưa thấy những nhà thơ nổi bật, ít bài thơ hay, thiếu nhiều câu thơ đẹp đọng lại trong lòng công chúng? Thậm chí nhiều nhà phê bình bức xúc, nói nặng lời về thơ đương đại không phải không có chỗ đúng. Loại thơ - vè có chiều hướng lan rộng; thơ - văn xuôi lủng củng với những đoạn thơ bàng bạc, những ý thơ nhạt nhẽo, dễ dãi; thơ khó hiểu làm bạn đọc "nuốt không trôi", xa lánh… v.v...

NGUYỄN HỮU NHÀN giữa những hệ lụy khôn lường
NGUYỄN HỮU NHÀN giữa những hệ lụy khôn lường

Thật bất ngờ đối với những đồng nghiệp và bạn bè khi họ hay tin Nguyễn Hữu Nhàn sẽ lấy vợ lẽ. Tất nhiên là anh sẽ sống cùng lúc với cả hai bà. Ai cũng kêu lên anh phạm Luật Hôn nhân. Nhưng anh không sợ vì người vợ cả của anh không kiện và chấp nhận chuyện này. Anh đã thỏa thuận trong gia đình như thế. Mọi người đều chia sẻ với tình yêu của anh, nhưng không thể và tất nhiên, các ban ngành, tổ chức Đảng lên án. Nguyễn Hữu Nhàn không chịu, cứ sống với hai bà vợ như thường. Không ngờ khi anh trở thành ủy viên thường vụ Hội Văn nghệ Phú Thọ, phụ trách đặc san Sáng tác mới, năm 1975, thì câu chuyện lấy vợ hai của anh được khui lại như một sự kiện bất thường. Mọi người đang nghĩ cách xử lý vụ việc, với thái độ thật “đao to búa lớn”, thì bất ngờ Nguyễn Hữu Nhàn nộp đơn xin rút khỏi Ban Chấp hành Hội.